Hỏi đáp về Hiệp định TPP

Chủ đề   RSS   
  • #414808 29/01/2016

    duongtran.18
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2016
    Tổng số bài viết (128)
    Số điểm: 2514
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 138 lần


    Hỏi đáp về Hiệp định TPP

    Lễ kí kết hiệp định TPP đang đến rất gần nên mình tổng hợp và giới thiệu lại một số thông tin cơ bản cho các cư dân diễn đàn Dân Luật cùng tham khảo. Mọi người, ai có thắc mắc vấn đề gì thì đưa lên thảo luận luôn nhé.

    >>>>> Cập nhật tin tức trước thềm ký kết Hiệp định TPP (04/02/2016)

    >>>>> Những điều cần biết về Lao động trong Hiệp định TPP

     

    1. TPP là gì?

    - TPP là từ viết tắt của Trans-Pacific Partnership - Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương, một thỏa thuận kinh tế và thương mại giữa 12 nước Thái Bình Dương, gồm 30 chương và phụ lục.

    2. Mục đích của TPP?

    Nhằm giảm bớt và xóa bỏ hoàn toàn thuế quan và những rào cản thị trường cho hầu hết các hàng háo, dịch vụ và nông nghiệp.Điều này cũng hướng đến giải quyết một số lĩnh vực chưa được giải quyết một cách toàn diện bởi hệ thống thưong mại đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới.

    Ví dụ: Đầu tư trực tiếp, lao động và tiêu chuẩn môi trường, và các doanh nghiệp nhà nước.

    3. Hiệu lực và thành viên?

    - Các quốc gia tham gia: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Vietnam, and Hoa Kỳ.

    - TPP sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi 12 nước kí kết thỏa thuận (hoặc, có thể chỉ cần 06 nước thành viên phê chuẩn với điều kiện GDP - tổng sản phẩm quốc nội – của  06 nước này bằng 85% GDP 12 nước cộng lại).

    - Kể từ ngày có Hiệp định TPP có hiệu lực, các quốc gia có 02 năm để nội luật hóa các vấn đề trong TPP; và khi đó, Hiệp định TPP sẽ có hiệu lực áp dụng đối với từng nước.

    Chú ý: Các bạn lưu ý phân biệt giữa hiệu lực pháp luật của Hiệp định TPP (nếu 04/02/2016 được thông qua thì khoảng đầu tháng 4 có hiệu lực) với hiệu lực áp dụng, thi hành ở từng quốc gia thành viên (năm 2018, tùy mỗi quốc gia).  

     

    Nguồn:

    - Wikipedia Việt Nam;

    Toàn văn Hiệp định TPP;

    -  Những điều cần biết về Lao động trong Hiệp định TPP, Dân luật;

    - TPP được ví như nồi cơm Thạch Sanh, Trung tâm WTO;

    -  Hiệp định TPP: nội dung về thương mại điện tử, Cục công nghệ thông, Bộ Y tế.

     

    Cập nhật bởi duongtran.18 ngày 29/01/2016 02:13:53 CH Cập nhật bởi duongtran.18 ngày 29/01/2016 02:13:03 CH
     
    9095 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #414809   29/01/2016

    duongtran.18
    duongtran.18
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2016
    Tổng số bài viết (128)
    Số điểm: 2514
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 138 lần


    4. Những quyền con người quan trọng nào được quan tâm trong TPP?

    Như đã mô tả ở trên, hiệu lực của TPP sẽ kích hoạt những yêu cầu về pháp lý và chính sách và trong một số trường hợp, sẽ yêu cầu cả việc thực thi trong pháp luật quốc gia.

    TPP sẽ yêu cầu các nước tham gia phải giảm thuế quan hàng hóa và dịch vụ. Hầu hết các thành viên cũng cần cải cáh một phần luật quố gia và chính sách liên quan đến quyền lao động, dịch vụ tài hính, sở hữu trí tuệ và  bằng sáng chế cũng nhưng các lĩnh vực liên quan khác.

    - Quyền lao động cơ bản:

    Chương lao động yêu cầu tất cả các thành viên phải đi đến những tiêu chuẩn chung về lao động theo quy định của Tổ chức lao động thế giới (ILO). Đáng chú ý có:

    + Công nhận quyền tự do thương lượng tập thể của người lao động.

    + Xóa bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc.

    + Xóa bỏ lao động trẻ em.

    + Không phân biệt đối xử trong lao động và nghề nghiệp. Đặc biệt nghiêm cấm sự phân biệt đối xử về giới tính, sắc tộc, tôn giáo, màu da…

    Các điều kiện về mức lương tối thiểu, giờ làm việc, an toàn và sức khỏe lao động, phải đảm bảo tốt nhất cho người lao động.

    Tuy nhiên, sự chênh lệch về trình độ lao động ở các nước đang phát triển đang là một vấn đề được dư luận quan tâm nhiều; ví dụ như đối với các nước Việt Nam, Malaysia và Brunei, một số nhà nghiên cứu dự đoán nhân lực ở các quốc gia này có khả năng sẽ không theo kịp đối với những yêu cầu của TPP.

    Hiện tại, Hoa Kỳ đang đàm phán bổ sung các thỏa thuận song phương (còn gọi là” Kế hoạch thống nhất”) với Việt Nam, Malaysia và Brunei, yêu cầu phải thực hiện các nguyên tắc để bảo vệ lợi ích TPP của các bên tham gia.

    - Quyền về sức khỏe:

    Sự giảm thiểu các vấn đề về tiếp cận thuốc giúp ích rất nhiều cho các thành viên TPP, tuy nhiên nó cũng đặt ra nhiều vấn đề về việc bảo vệ bằng sáng chế và bản quyền cho thuốc.

    Đồng thời điều khoản quy định về sức khỏe sẽ cho phép các thành viên TPP duy trì sự linh hoạt trong thoả thuận theo Hiệp định TRIPS để bảo vệ sức khỏe cộng đồng các nước TPP thành viên cũng miễn áp dụng quy tắc đối với một số địa phương dựa trên điều kiện kinh tế và tình trạng của hệ thống y tế công cộng của họ.

    - Tự do thông tin trực tuyến cũng như vấn đề về quyền riêng tư:

    Thỏa thuận về vấn đề này được các chuyên gia đánh giá là thân thiện khi có biện pháp bảo vệ từ xa mạnh mẽ hơn cho một số quyền liên quan đến Internet, bao gồm yêu cầu các thành viên TPP tạo ra ngoại lệ và hạn chế đối với quyền tác giả và loại bỏ những hình phạt nước ngoài trong các biện pháp bảo vệ công nghệ.

    Nhằm bảo vệ người tieu, dung, TPP cũng quy định này cũng được đánh giá có thể có thể tăng cường các yêu cầu đối với chế độ bảo vệ thông tin cá nhân và đảm bảo rằng các quy định thúc đẩy các luồng dữ liệu xuyên biên giới không phá hoại, cản trở chế độ bảo vệ này.

    Nguồn:

    - Wikipedia Việt Nam;

    Toàn văn Hiệp định TPP;

    -  Những điều cần biết về Lao động trong Hiệp định TPP, Dân luật;

    - TPP được ví như nồi cơm Thạch Sanh, Trung tâm WTO;

    -  Hiệp định TPP: nội dung về thương mại điện tử, Cục công nghệ thông, Bộ Y tế.

    Cập nhật bởi duongtran.18 ngày 29/01/2016 02:44:45 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #414921   30/01/2016

    duongtran.18
    duongtran.18
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2016
    Tổng số bài viết (128)
    Số điểm: 2514
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 138 lần


    TPP có tác động như thế nào tới lao động Việt Nam?

    Về phương diện lao động và việc làm, khó có một chuẩn mực nào để xác định đâu là ảnh hưởng tích cực, đâu là ảnh hưởng tiêu cực đối với việc tham gia TPP. Dựa trên việc tông hợp một số thông tin từ các chuyên giam mình xin đưa ra một số điểm như sau:

    Tích cực:

    - Trong các hoạt động quốc tế, tăng xuất khẩu, tự do hóa thương mại và đầu tư có những ảnh hưởng tích cực trong việc tạo ra việc làm kể cả trực tiếp hay gián tiếp cho một bộ phận lao động, mức linh hoạt của thị trường lao động sẽ tăng lên và từ đó dẫn đến việc nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực lao động.

    - Sức ép cạnh tranh giữa các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng góp phần tạo điều kiện để thị trường lao động phát triển, góp phần tạo động lực thúc đẩy mọi người lao động phải phấn đấu nâng cao trình độ, kỹ năng và ý thức lao động đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

    -  Gia tăng cơ hội để người lao động tiếp cận trực tiếp với nền sản xuất hiện đại , với trình độ và kinh nghiệm quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh tiên tiến của thế giới. qua đó góp phần nâng cao trình độ, kỹ năng, tác phong lao động, kiến thức tổ chức, quản lý của người lao động.

    Bất lợi:

    - Một số doanh nghiệp, ngành sản xuất phải thực hiện tái cơ cấu, sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh và giảm bớt lao động dẫn đến một bộ phận lao động bị mất việc làm, phải tìm công việc mới.

    - Cùng với mở cửa thị trường, hàng hóa của các nước đặc biệt là hàng tiêu dùng sẽ nhập khẩu vào Việt Nam với số lượng ngày càng lớn, đa dạng, chất lượng hơn. Tình trạng này khiến doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn phải thu hẹp sản xuất hoặc phá sản dẫn đến lao động trong các doanh nghiệp đó bị mất việc làm.

    - Tham gia TPP sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ di chuyển lao động từ nông thôn tới thành phố và các khu công nghiệp. Sức ép về việc làm ở các khu đô thi sẽ tăng lên. Vấn đề mất cân bằng giữa cung và cầu lao động có nguy cơ trở nên trầm trọng hơn dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp có nguy cơ tăng cao.

    Tuy nhiên , đánh giá tổng quát, về lâu dài, tham gia TPP sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực  hơn là tiêu cực đối với lao động nước ta về việc làm và thu nhập.

    Nguồn: Công đoàn Công thương Việt Nam

     
    Báo quản trị |