Học sinh viết văn_Không cười không chịu được_Giảm sì trét.

Chủ đề   RSS   
  • #97989 23/04/2011

    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 150 lần


    Học sinh viết văn_Không cười không chịu được_Giảm sì trét.

    Hy vọng sẽ mang đến cho các bạn những nụ cười thật là hoành tráng_Đúng nghĩa là giảm sì trét:

    Ai có chuyện vui thì pót lên cho bà con đọc nhé.Để bớt đi căng thẳng



    Đề: Tả cô giáo em.

    Cô giáo em mặt đỏ như mặt trời, chân đi xào xạc tựa mây bay.

    Đề: Tả buổi chào cờ đầu tuần.

    Sáng thứ hai tuần nào cũng vậy, trường em lại tổ chức chào cờ. Đầu tiên là thầy hiệu phó phụ trách lao động lên mắng mỏ một tí. Sau đó đến lượt thầy hiệu trưởng lên mắng. Khi thầy hiệu trưởng mắng, cái cục ở cổ thầy cứ chạy đi, chạy lại.

    Đề: Tả cây hoa hồng.

    Những bông hồng xinh xinh như những con cún con đậu trên cành.

    Đề: Tả cây bàng.

    Ở cạnh nhà em cách một quán phở có một cây bàng. Cây bàng đã sống trên 10 năm nên nó đã già và nó đã biến thành cây đa.

    Đề: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích nhất.

    Nhà em có một con chim chích bông, nó nhỏ và xinh, lông nó màu vàng óng, em thấy nó không ngừng nhảy và mổ mồi. Em rất yêu con gà của ông em.

    Đề: Tả em bé.

    Gần nhà em có một em bé rất dễ thương, vì hay bị té nên đầu em bị móp.

    Đề: Đặt câu hỏi với vần: ôm, ốp.

    Mẹ em tát em đôm đốp.

    Đề: Đặt câu về phần gieo âm tiết.

    Có con trâu, bị ruồi bâu. Có con chim, bị vỡ tim.

    Đề: Tả một con vật mà em yêu nhất.

    Nhà em có nuôi một con gà trống rất đẹp, em rất yêu nó. Hằng ngày, em cho nó ăn. Chiều chiều, em dắt nó đi dạo mát 15 phút.

    Đề: Tả cái cặp đi học.

    Bố em mua cho em cái cặp rất to và đẹp, hàng ngày em đeo nó đến trường, cái cặp đựng được nhiều sách vở, nó to như cái bình thuốc sâu của mẹ vậy!

    Đề: Tả về ông bà nội.

    Khi em được sinh ra thì bố mẹ em đã làm ma cho ông bà nội em rồi.

    Đề: Tả về cô giáo mà em yêu quý.

    Cô giáo em rất đẹp. Cô có vầng trán cao thể hiện sự thông minh. Mái tóc cô dài thướt tha như dòng nước. Nhưng em thích nhất vẫn là cái răng nanh của cô, nó làm cho nụ cười của cô thêm phần quyến rũ. Cô còn hay đọc tập làm văn cho tụi em chép nữa.

    Đề: Tả người thầy em yêu quý nhất.

    Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản.

    Em hãy tả con lợn nhà em:

    "Con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy!"

    Lời bình: thời buổi này, có nhà nào có lợn đâu mà tả.

    Hai anh em sinh đôi nhà nọ học chung một lớp, nên bài vở có phần hơi giống nhau. Một lần làm bài văn tả cơn mưa. anh viết "tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối lộp độp".

    Cậu em ngó sang thấy phục anh quá, liền chép ngay vào vở mình "tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối leng keng"!

    Lời bình: từ tượng thanh có vấn đề.

    Em hãy tả bạn em!

    "Bạn em không cao không thấp, trung bình. Bạn em không gầy, không béo, trung bình. Bạn em không đen không trắng, trung bình. Bạn em không giỏi không kém, trung bình..."

    Lời bình: điệp ngữ đây, điệp ngữ đây.

    Em hãy tả đêm giao thừa.

    "Em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. Ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang loáng..."

    Lời bình: bốc phét quá đà. Theo lịch mặt trăng thì đêm giao thừa không có trăng.

    Em hãy kể lại tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố.

    "Chị Dậu rón rén bưng bát cháo hành vào cho anh Pha ăn!!!"

    Lời bình: Trong văn học 30-45, nhẫm lẫn là chuyện thường tình!

    Em hãy tả con gà trống nhà em.

    "Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái...".

    Lời bình: Tội nghiệp trẻ con bây giờ, ít được gần với tự nhiên, cây cỏ, động vật.

    Trích bài văn bình tác phẩm Tắt đèn.

    "Chị Dậu, như người ta vẫn nói ’con giun xéo lắm cũng quằn’, đã nói với bọn lính lệ như thế này ’Mày động vào chồng bà đi, rồi bà cho bà cho mày xem’. Và chị cho chúng nó xem thật."

    Lời bình: Không hiểu là xem cái gì nhỉ?

    "Áng văn" độc đáo

    "Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân".

    Lời bình: Có lẽ em này chuyên đọc những truyện tranh kiểu như: "Đấm! Đá! Hự ! Bụp!..."

    Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em

    "Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: ’Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!’"

    Lời bình: Có khả năng nhà học sinh này ở khu vực hay bị ông điện cắt đột xuất.

    Tả cô giáo

    "Chiều dài của cô giáo em là..., chiều rộng của cô giáo em là..."

    Lời bình: Một học sinh giỏi toán của lớp, bố và mẹ suốt ngày bắt "Làm toán đi!".

    Tả tiết học trong lớp

    "... Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp..."

    Lời bình: học sinh mê truyện trinh thám.

    Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em.

    "... Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm.

    Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm.

    Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại....


    Có buồn cười không hì

     

    Cập nhật bởi BeToan89 ngày 23/04/2011 06:42:39 CH

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    30803 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn BeToan89 vì bài viết hữu ích
    LONGTHANHNEW (24/07/2020) khatvongttk (24/04/2011) Candy91 (23/04/2011) ntdieu (23/04/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #98061   23/04/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100059
    Cảm ơn: 3496
    Được cảm ơn 5361 lần


    Thêm mấy bài văn nữa

    Đề: Tả ông nội.

    Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây?

    Đề: Tả một dụng cụ lao động.

    Chiếc xẻng nhà em có rất nhiều công dụng, để hốt rác, và còn dùng để xúc cứt chó nữa.

    Đề: Miêu tả về bố.

    Bố em có một hàm răng vàng, hàm răng vàng luôn chỉ bảo em những điều hay lẽ phải.

    Đề: Em hãy miêu tả mùa Xuân.

    Mùa xuân ở quê em mở rất nhiều hội. Những ngày ấy trên đường có rất nhiều các ông các bà tay cầm ô đen ô đỏ đứng nói chuyện râm ran như bầy chim líu lo gọi mẹ.

    Đề: Tả cây chuối.

    Nhà em có cây chuối rất to, chiều nào em cũng leo lên cây chuối ngồi hóng mát. Khi em leo lên, cành chuối rung rinh.

    Đề: Tả một con vật mà em yêu nhất.

    Nhà em có nuôi một con gà trống rất đẹp, em rất yêu nó. Hằng ngày, em cho nó ăn. Chiều chiều, em dắt nó đi dạo mát 15 phút.

    Đề: Tả cái cặp đi học.

    Bố em mua cho em cái cặp rất to và đẹp, hàng ngày em đeo nó đến trường, cái cặp đựng được nhiều sách vở, nó to như cái bình thuốc sâu của mẹ vậy!

    Đề: Tả về ông bà nội.

    Khi em được sinh ra thì bố mẹ em đã làm ma cho ông bà nội em rồi.

    Đề: Tả về cô giáo mà em yêu quý.

    Cô giáo em rất đẹp. Cô có vầng trán cao thể hiện sự thông minh. Mái tóc cô dài thướt tha như dòng nước. Nhưng em thích nhất vẫn là cái răng nanh của cô, nó làm cho nụ cười của cô thêm phần quyến rũ. Cô còn hay đọc tập làm văn cho tụi em chép nữa.

    Đề: Tả người thầy em yêu quý nhất.

    Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản.

    Đề: Tả anh bộ đội.

    Anh bộ đội cao khoảng 1,20 m, súng AK dài 1m rưỡi.

    Đề: Tả cô giáo em.

    Cô giáo em mặt đỏ như mặt trời, chân đi xào xạc tựa mây bay.

    Đề: Tả buổi chào cờ đầu tuần.

    Sáng thứ hai tuần nào cũng vậy, trường em lại tổ chức chào cờ. Đầu tiên là thầy hiệu phó phụ trách lao động lên mắng mỏ một tí. Sau đó đến lượt thầy hiệu trưởng lên mắng. Khi thầy hiệu trưởng mắng, cái cục ở cổ thầy cứ chạy đi, chạy lại.

    Đề: Tả cây hoa hồng.

    Những bông hồng xinh xinh như những con cún con đậu trên cành.

    Đề: Tả cây bàng.

    Ở cạnh nhà em cách một quán phở có một cây bàng. Cây bàng đã sống trên 10 năm nên nó đã già và nó đã biến thành cây đa.

    Đề: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích nhất.

    Nhà em có một con chim chích bông, nó nhỏ và xinh, lông nó màu vàng óng, em thấy nó không ngừng nhảy và mổ mồi. Em rất yêu con gà của ông em.

    Đề: Tả em bé.

    Gần nhà em có một em bé rất dễ thương, vì hay bị té nên đầu em bị móp.

    Đề: Đặt câu hỏi với vần: ôm, ốp.

    Mẹ em tát em đôm đốp.

    Đề: Đặt câu về phần gieo âm tiết.

    Có con trâu, bị ruồi bâu. Có con chim, bị vỡ tim.

    Đề: Tả con trâu (của một học sinh thành phố).

    Nhà em có nuôi một con trâu. Nó đáng yêu lắm. Hàng ngày, mẹ xích nó ở góc hiên. Trên cổ nó có đeo một cái nơ màu hồng thật xinh xắn. Nó ăn rất ít cơm. Nó có khuôn mặt trái xoan thanh tú.

    Đề: Tả một buổi học.

    Tùng tùng tùng, tiếng trống vang lên báo hiệu đã đến giờ vào lớp. Không còn cảnh nô nghịch, chạy nhảy nhốn nháo nữa. Các bạn, ai ai vào vị trí của người đó. Sách vở để ngay ngắn trên bàn. Cô giáo bước vào lớp. Học sinh đứng dậy chào cô. Cô mặc chiếc áo dài hoa rất đẹp. Tóc cô thẳng mượt thả đến ngang lưng. Cô đặt chiếc cặp đen lên bàn và cất tiếng dịu dàng: "Hôm nay có ai đóng tiền không?"

    Đề: Tả em bé.

    Ở bên nhà em có một bé gái rất dễ thương, hai mắt em bé to tròn như hai hột lạc sống, cái mũi em to như cái trống.

    Đề: Tả con gà trống.

    Nhà em có con gà trống rất to, chân dài. Hôm qua nó bị thiến rồi nên nó không đạp mái được nữa.

    Đề: Tả một cái cây.

    Cái cây rất cao và to, tán lá xum xuê, thân cây mười người ôm không xuể. Cái cây cao 15 cen ti mét.

    Đề: Tả con lợn.

    Con lợn nhà em. Cái mỏ nó nhọn. Cái đuôi nó cong. Cái mào nó đỏ. Cái cựa nó sắc. Em rất yêu con lợn nhà em.

    Đề: Tả ông nội.

    Ông nội em đẹp lão lắm, hai mắt ông tròn xoe như hai hòn bi ve, râu ông dài và mượt như chùm hoa bắp ngô, lúc nào đi ông cũng chống gậy giống như hề Sác-lô.

    Đề: Tả bác công nhân.

    Tay bác toàn dầu mỡ, trán thì lấm tấm mồ hôi, tai bác như hai cái mộc nhĩ. Thỉnh thoảng bác hay ra bờ rào vườn rau nhà em đi vệ sinh.

    Đề: Em hãy tả về bà của mình.

    Nhà em có nuôi một bà nội suốt ngày ngồi phẩy quạt nhưng ruồi không bay khỏi miệng, mồm luôn dạy cháu phải sạch nhưng bà lại lấy khăn lau bàn để lau ly uống nước.

    Đề: Tả con trâu.

    Quê em nhà nhà làm nông nghiệp nên gia đình ai cũng có một con trâu. Chú trâu nhà em rất khỏe mạnh và chăm chỉ. Ngày ngày chú theo bố em ra đồng để cày ruộng. Thân hình chú vạm vỡ, 2 chiếc ngà dương lên oai hùng. Chân chú rất to và đen hơn chân bố em.

    Đề: Tả con mèo.

    Nhà em có nuôi một chú mèo. Lông chú trắng mượt rất xinh xắn. Đầu chú to đúng bằng quả bóng nhựa 1.500 đồng mà mẹ mới mua cho em.

    Đề: Tả về anh chị em của em.

    Ông anh trai nhà em rất con trai và thông minh nữa, hẳn là vì anh có cái đầu to như trái dừa khô và đôi mắt đen huyền óng ả.

    Đề: Tả con gà.

    Nhà em có nuôi 1 con gà trống, chú ăn rất khỏe lớn rất nhanh càng lớn chú càng giống gà mái.

    Đề: Tả buổi đi chơi mà em tham gia.

    Chủ nhật vừa qua cả nhà em được tổ chức đi Vũng Tàu. Mọi người dậy từ rất sớm để tập hợp lên xe. Đi được một quãng đường mọi người trên xe đều ngủ chỉ trừ bác tài là còn thức vì bác đã uống thuốc chống ngủ.

    Đề: Tả về con vật mà em yêu thích.

    Nhà em nuôi một con mèo. Thân hình của nó to bằng cái chậu tắm còn đôi tai nó lại chỉ nhỏ bằng cái móng tay của em.

    Đề: Tả về gia đình em.

    Nhà em có 3 người, em thì đi học, mẹ em thì làm ruộng, còn bố em làm bộ đội ngoài đảo xa và bán điện thoại di động.

    Đề: Tả con gà trống (của một học sinh thành phố).

    Nhà em có một con gà trống. Trông nó rất đẹp. Toàn thân nó phủ một màu vàng. Nó chẳng biết gáy cũng chẳng biết làm gì. Miệng nó thường ngậm một bông hoa hồng. Mẹ em thường đặt nó trên bàn thờ để thắp hương cúng cụ.

    Đề: Đặt câu có từ Hán Việt.

    Cái thủ của bạn Hương rất to.

    Đề: Hãy tả về một người bạn thân của em.

    Em có cô bạn tên là Hương. Bạn có mái tóc đen nhánh. Đôi mắt to, cái bụng của bạn trắng hếu.

    Đề: Hãy tả một loại cây mà nhà em trồng?

    Nhà em có trồng một cây chuối. Đến mùa chuối ra quả. Cả buồng chuối dài 3 cm. Lúc quả chín mẹ em chia cho hàng xóm, ăn mấy ngày không hết.

    Đề: Tả về vật nuôi trong nhà em.

    Nhà em có một con mèo tam thể rất đẹp. Nó tên là Miu Miu. Lông nó óng mượt. Đôi mắt nó tròn to như 2 hòn bi. Mấy cái râu vểnh lên vểnh xuống. Từ ngày có Miu Miu, chuột chạy hết sang nhà hàng xóm. Em rất quý con mèo nhà em.

    Đề: Tả con lợn.

    Nhà em có nuôi một con heo có bộ lông vàng óng, hai tai to như hai lá mít, hai mắt to như hai hạt điều, cái đầu to bằng trái dừa khô, và cái bụng to bằng chiếc thùng gánh nước...

    Đề: Tả về người bạn thân của em.

    Em có một người bạn rất thân tên là Trung Hiếu. Mắt bạn đen như hai hột na. Da bạn trắng như tuyết. Tóc bạn đen như gỗ mun. Môi bạn đỏ như son. Hàng ngày, em với bạn thường rủ nhau đi học.

    Đề: Em hãy phân tích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn"

    Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn cho ta thấy nước ta có nguồn nước rất dồi dào. Nước rất quan trọng trong đời sống chúng ta: cây cối cũng cần nước, ví dụ: đậu bắp, động vật cũng cần nước, ví dụ: trâu, bò, gà, vịt... Không có nước thì con người sẽ chết. Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn làm em liên tưởng đến câu tục ngữ "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nghĩa là ăn quả rồi phải nhớ giữ lại hạt để trồng cây mới.

    Đề: Tả con gà.

    Nhà em có nuôi một con gà rất to và đẹp, nó nặng chừng 10 kg, bụng to như cái chậu, mỏ nó như hai hạt trấu chắp lại....

    Đề: Tả con voi.

    Chủ nhật tuần vừa rồi em được mẹ em cho đi chơi công viên, ở đó có rất nhiều con vật nhưng em thích nhất là con voi. Con voi có cái tai như cái chổi, cái mồm như cái máy tính laptop của mẹ em.

    Đề: Tả con gà trống.

    Mẹ đi chợ mua cho em một con gà trống con. Em rất thích. Sau mấy tháng chăm nom chú gà, bây giờ nhà em có thêm được 5 chú gà con.

    Đề: Hãy đặt câu có từ "đỡ đần".

    Vì em chăm học nên em đỡ đần.

    Đề: Tả cô giáo em.

    Cô giáo em cao 1m3, dáng người to ngang trông rất vừa vặn... Mỗi khi chúng em lên nộp bài, mắt cô sáng lên như 2 cái đèn pin.


    Nguồn VnExpress
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    Candy91 (23/04/2011) khatvongttk (24/04/2011)
  • #98102   23/04/2011

    Candy91
    Candy91
    Top 500
    Chồi

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:18/03/2011
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 1465
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 12 lần


    #0070c0;">"Đề: Tả cây hoa hồng.

    #0070c0;">Những bông hồng xinh xinh như những con cún con đậu trên cành.

    #0070c0;">Đề: Tả cây bàng.

    #0070c0;">Ở cạnh nhà em cách một quán phở có một cây bàng. Cây bàng đã sống trên 10 năm nên nó đã già và nó đã biến thành cây đa.

    #0070c0;">Đề: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích nhất.

    #0070c0;">Nhà em có một con chim chích bông, nó nhỏ và xinh, lông nó màu vàng óng, em thấy nó không ngừng nhảy và mổ mồi. Em rất yêu con gà của ông em."

    Thanks #e36c09;">betoan89 và anh #e36c09;">ntdieu nhìu nhìu nha.

    #0070c0;">hj...candy đã cố gắng nhịn cười lắm rùi mà vẫn ko thể nào kìm hãm đc. Ui. buồn cười wa' đi.emoticon

    #0070c0;">emoticonemoticon 

    #0070c0;">đang buồn buồn...vào đây đọc mấy bài này xả được cả 1 đống sờ trét. Vui ghê ak'

    Cập nhật bởi Candy91 ngày 23/04/2011 10:38:03 CH

    h0i? thÊ' giAn tiNh` Ai' lA`cHi

    mA` đÔi lƯa' thÊ` ngUyÊn` sÔng' chÊt'...

     
    Báo quản trị |  
  • #98109   23/04/2011

    saothuong
    saothuong

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2011
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Đây không phải là chuyện học sinh viết văn mà là  
    #db0000;">5 Chuyện tức cười nhất trong năm 2005 ở Nga

    1 - Tại thành phố Ta-ran-gốc một phóng viên ảnh địa phương đã khởi kiện một câu lạc bộ giải trí tự ý sử dụng ảnh của anh ta làm quảng cáo và đã thắng kiện 10 nghìn rúp. Tuy nhiên câu lạc bộ này đã bồi thường cho anh chàng thợ ảnh kia 10 nghìn rúp tiền xu, gồm 4500 rúp tiền xu 1 rúp, 4 nghìn rúp tiền xu 2 rúp, 1 nghìn rúp tiền xu 50 cô-pếch và 500 rúp tiền 10 cô-pếch. Đồng thời viên thủ quỹ của câu lạc bộ đã yêu cầu “khổ chủ” trước khi ký nhận phải tự tay đếm bằng hết số tiền nọ, gồm tất cả 13 nghìn 500 đồng xu chứa đầy 8 bao tải.

     

    2 - Vào tháng 6 báo chí Gru-di-a rộn lên tin đồn thủ tướng Nga huỷ bỏ chuyến thăm nước này vì bị mèo cắn. Ông Phrát-cốp khi bay đến thủ đô Tbi-li-xi đã phải lập tức cải chính “tin thất thiệt” nọ như sau: “Mèo không cắn, không cắn… Chỉ có báo chí bây giờ đang cắn xé tôi đây”!

     

    3 - Dân làng Lô-khô-vô tỉnh I-rơ-cút miền bắc Nga đã quyết định đổi tên làng mình vì chịu hết nổi mọi sự soi mói và chế giễu của báo chí và dân chúng trong vùng vì cái tên đó có nghĩa là làng của những người đần thộn.

     

    4 - Ở vùng Cam-trát-ca có một bọn lừa bán cho quân đội nhựa cây gai dầu trên danh nghĩa xi đánh giầy. Tuy nhiên bọn chúng chỉ bị bị xét xử với tội danh lừa đảo chứ không phải tội buôn bán ma tuý.

     

    5 - Thủ lĩnh đảng Tự do dân chủ Nga (LDPR) Gi-ri-nốp-xki tuyên bố mỗi tháng đảng ông phân phát cho cử tri một triệu rúp. Mức lương phó chủ tịch Đu-ma quốc gia của ông này vào khoảng 40 - 45 nghìn rúp mỗi tháng. Số tiền còn lại, theo lời thư ký báo chí của ông này, do các thành viên khác của đảng có chân nghị sĩ Đu-ma quyên góp.


    HÃY DÀNH NHỮNG CÂU CHUYỆN CƯỜI ĐỂ ĐỌC KHI BẠN BUỒN!
     
    Báo quản trị |  
  • #98112   23/04/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 150 lần


    Chào Candy91:
    Đọc cái này cũng mắc cười không kém nè.Giảm _ Giảm sì trét



    Đề 1: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về thân phận nàng Kiều trong thời đại phong kiến.


    Bài làm:

    "Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng."

    Đề 2: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Truyện Kiều.

    Bài làm:

    "... Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công "Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm "thất điên bác đảo" cả giới "hậu bối" chúng ta ..."

    Đề 3: Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện biên phủ.

    Bài làm:

    ".... Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng cha phe nó ghê hết sức.... Kết quả: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)"

    Đề 4: Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất ? Vì sao ? Hãy chứng minh ?

    Bài làm:

    " Trong kho tàng văn học VN, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa.... Trong các tác phẩm đó em thích nhất là tác phẩm "Tắt đèn" của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó..."

    Đề 5: Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái".

    Bài làm:

    "Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại, làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi...."

    Đề 6: Em hãy cho biet sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, hãy chứng minh.

    Bài làm:

    "Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy. Ngày nay, quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm quốc khánh phụ nữ.."

    Đề 7: Sau khi đọc tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ gì về nhân vật chị Dậu?

    Bài làm:

    " Sau khi chiêu xong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ như sau: Chị Dậu là một nàng con gái có bộ lòng yêu chồng, thương con cực đại. Nàng ta rất chi dũng cảm, không sợ roi vọt. Chẳng hạn, khi thấy chồng bị đánh đập, nàng hùng dũng chưởng lại bằng mấy cú ca-ra-tê hết sức đẹp mắt..."

    Đề 8: Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?

    Bài làm:

    Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: "Đánh 1 trận giặc không kinh ngạc, Đánh 2 trận tan tác quân ta" !!!

    Đề 9: Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính VN qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ (điển hình như bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân)

    Bài làm:

    "... người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi dậy... Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, Anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi, Nhưng anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn"

    Bài làm:

    "...Trên đường băng Tân Sơn Nhất, 1 anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhien nằm nên lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết... Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có 1 thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có..."

    Đề 10: "Em hãy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm".

    Bài làm:

    "Theo em nghĩ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghĩ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôi. Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa."

    Đề 11: Hãy tả chiếc bồ nhà em.

    Bài làm:

    - Nhà em ít thóc nên không có bồ. Thóc nhà em đựng ở thúng, cót. Tuy nhiên, em có nghe bác Thạch, bạn bố em nói, bố em có bồ, nhưng không mang về nhà. Em có gặng hỏi, bố em chỉ nói: Con còn bé quá, sau này sẽ biết. Em cứ nghĩ: Bồ đựng thóc thì sao lại để nơi khác. Bác Thạch có nói, bồ của bố em dễ thương lắm, đáng yêu lắm. Bác ý bảo bồ của bố em dài, chân cao, miệng nhỏ, trông cũng nhỏ nhắn. Và thế là em hiểu, bố em có thóc, và ông ta để riêng một chỗ. Tuy nhiên em mong bồ của bố em phải to cơ, mà bố phải mang bồ về nhà cơ. Nhưng tại sao khi nói ý muốn này cho mẹ em, thì mẹ em nói, nếu bố em mang bồ về nhà, mẹ em sẽ chọc tiết. Em chẳng hiểu gì cả. Chả nhẽ bồ thóc lại là một loại động vật à? Em rất muốn nhìn thấy bồ. Và khi đó em sẽ tả chiếc bồ thật hay, thật xúc tích. Được rồi, nếu không, em sẽ gom tiền, tự kiếm bồ cho mình. Và có lẽ phải thế cô ạ!!!


    Chúc các bạn cười mỗi ngày.




    Cập nhật bởi BeToan89 ngày 23/04/2011 11:13:27 CH

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BeToan89 vì bài viết hữu ích
    khatvongttk (24/04/2011) Candy91 (24/04/2011)
  • #98156   24/04/2011

    Candy91
    Candy91
    Top 500
    Chồi

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:18/03/2011
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 1465
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 12 lần


    hj.thạnks!  BeToan89 nhìu nha.

    mấy em học sinh dễ thương, hồn nhiên dễ sợ!
    bái phục!emoticon emoticon

    h0i? thÊ' giAn tiNh` Ai' lA`cHi

    mA` đÔi lƯa' thÊ` ngUyÊn` sÔng' chÊt'...

     
    Báo quản trị |  
  • #98311   24/04/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    Chuyện của mọi ngươi buồn cười quá đi, tks tks nhìu nhìu nhé  

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #98349   25/04/2011

    hungthamnhung
    hungthamnhung
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2010
    Tổng số bài viết (226)
    Số điểm: 4529
    Cảm ơn: 46
    Được cảm ơn 75 lần


    Đọc bài văn 'lạc đề' xôn xao đất Cảng

    Bài làm dài hơn 2.800 chữ, tràn kín 10 trang giấy thi. Tuy bị điểm 0 (không) nhưng bài văn gây xôn xao dư luận.

     
    "Em là thí sinh ban A. Văn em chẳng biết gì! Nhưng chẳng lẽ ngồi không. Em viết một bài văn lạc đề 100%. Đây là câu chuyện thật. Em thay lời cô bạn thân nhất của em viết nên. Câu chuyện không hay nhưng hoàn toàn có thật. Các cô không cần phải chấm điểm bài văn này!".

    Đây là những dòng mở đầu trong bài văn được cho là của một nữ sinh lớp 12 tại cuộc thi thử môn văn được tổ chức tại Trường THPT Năng khiếu Trần Phú (Hải Phòng) cuối tháng 3/2011.

    Bài làm dài hơn 2.800 chữ tràn kín 10 trang giấy thi. Tuy bị điểm 0 (không) nhưng bài văn gây xôn xao dư luận.

    Trao đổi với báo giới - Cô giáo Hoàng Thúy Nga (giáo viên dạy Văn, Trường THPT Năng khiếu Trần Phú, người trực tiếp chấm bài thi thử kể trên) - khẳng định chấm điểm 0 (không) vì bài thi làm hoàn toàn lạc đề. Thí sinh là học sinh lớp 12 của một trường THPT trong thành phố, thi thử với tên giả.

    Bà Nguyễn Thị Thúy - Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng) - xác nhận, tác giả của bài văn là nữ sinh lớp 12 của trường. Hôm đó, em đăng ký thi thử môn Hóa nhưng bị bạn đăng ký nhầm nên vào thi môn Văn.

    Dưới đây là toàn văn nội dung bài viết.
     

    Bản phô tô bài văn được lưu truyền. Ảnh: CTV

    “Chuyện của tôi! Chuyện của một ngày se lạnh cuối tháng ba. Cái ẩm ướt khiến tôi khó ngủ. Mở toang cửa mong tìm được gió... Không gió! Chỉ toàn là ẩm ướt. Trên bầu trời, những đám mây lâu dần kết tụ, rơi xuống những hạt nước long lanh, đọng trên ô cửa sổ. Trông chúng như những giọt mắt, giọt nước mắt cho số phận con người... Xa xa, cánh buồm trắng trôi trên một mặt hồ phẳng lặng... Tôi nhớ tuổi thơ tôi!...

    Tuổi thơ không ai giống ai! Nó có thể đến từ mùi thơm trên mái tóc của mẹ, từ vị ngọt của chiếc kẹo vani, từ mùi bùn lấm lem trên áo, từ những ngày “đuổi bướm ngắt hoa. Mẹ chưa đánh roi nào đã khóc”...

    Riêng tôi! Tuổi thơ tôi đến từ ngày cha tôi mất. Cha chết trong một tai nạn giao thông. Cha chết thảm lắm! Xác cha không còn nguyên vẹn. Người ta phải đi lượm từng cái xương còn chưa bị kẹp nát và nhặt nhạnh cẩn thận từng mảnh thịt của cha còn đang dính của bánh công-ten-nơ.

    Cha mất hai cái chân, một cái tay, một con mắt và một nửa hộp sọ. Biết thế, nhưng người ta dù có cố gắng cũng chẳng nhặt hết được. Máu, thịt người, xương người, bùn đất và xăng xe hoà với nhau thành một mớ hỗn độn như người ta vừa mổ một con lợn. Phát sợ!

    Những đứa trẻ con khóc ré lên chạy vào lòng mẹ, còn những người đàn ông thì bình tĩnh hơn, họ lấy tấm lưng to đùng của mình để vợ con nép vào và cố phóng thật nhanh qua chỗ tai nạn đó. Và tôi chắc những ai yếu bóng vía hoặc có tính hay sợ mà nhìn thấy cảnh đó chắc dễ tới cả tháng không dám ăn thịt nữa...
     
    Người ta không cho mẹ nhìn cha. Người ta sợ mẹ không chịu nổi. Rồi cứ thế, cứ thế, người ta làm tang cho cha. Tang cha to lắm, hai đội kèn trống, dựng năm cái rạp cứ ỉ ôi cả ngày lẫn đêm không ngớt... Mẹ mặc áo xô trắng to đùng, quàng một miếng vải trắng ở đầu và ở lưng.
     
    Tôi cũng mặc, nhưng em tôi không, vì nó còn bé quá, lại cứ khóc ngặt nghẽo nên người ta thôi. Âm thanh đám ma thật hỗn tạp và ầm ỹ. Tiếng ông trưởng ban tang lễ bắc loa mời viếng, tiếng nói xì xầm và tiếng bước chân rầm rập của từng đoàn người xếp hàng vào viếng, tiếng mời trà nước, tiếng người ta chia buồn, tiếng em gái tôi tức tưởi khóc mếu cả ngày đòi mẹ... đặc biệt với tôi hơn cả là tiếng khóc của mẹ tôi.
     
    Mẹ khóc nhiều lắm. Mẹ khóc từ khi biết tin cha mất tới khi đưa ma cha, lúc nào người ta cũng thấy mẹ khóc. Những giọt nước mắt lăn dài trên hai gò má vẫn còn căng tràn nét thanh xuân. Hai con mắt đen láy nay bỗng đục ngầu đầy nước và dại hẳn đi. Hàng mi dài lâu ngày nay mới được dịp “tắm rửa” thoải mái tới như vậy nên chúng bỗng trở nên đậm nét hơn. Đôi môi mẹ tôi nhợt, có chỗ còn bị toác chảy máu vì mẹ khóc nhiều quá. Nước mắt thấm trên cổ áo, vai áo mẹ và lên cả đầu chúng tôi nữa. Mẹ ôm hai chúng tôi, mẹ khóc!
     
    Hồi đó, tôi còn quá bé để kịp hiểu tại sao mẹ tôi lại khóc nhiều như vậy. Cha tôi mất, tất nhiên tôi cũng khóc, khóc là vì tôi nghĩ rằng từ nay sẽ không có ai cho tôi đi công viên chơi chủ nhật nữa, sẽ không ai kể chuyện ma cho tôi và đưa tôi đi học nữa... Chỉ có vậy! Khi tôi biết nhận thức, cha đã ít ở bên tôi. Cuộc sống mưu sinh đã khiến cha phải đi xa nhiều hơn là thời gian ở bên hai mẹ nên tôi không cảm nhận được nhiều sự thiếu vắng khi cha đã không còn nữa. Có lẽ chuyện cha chết với tôi khi ấy cũng chỉ bằng một chuyến cha đi xa.

    Vậy tại sao mẹ cứ khóc mãi vậy? Khi ấy tôi không hiểu, tôi cũng không dám hỏi vì người ta dặn tôi để cho mẹ tôi được nghỉ!

    Và sau này khi tang cha xong tôi cũng bẵng đi không hỏi nữa. Năm qua năm, tôi lớn dần lên. Hình như một đứa trẻ sống không có ai che chở thì thường lớn nhanh hơn những đứa trẻ bình thường.

    Tôi đã biết suy ngẫm nhiều điều về cuộc sống. Và chính khi ấy, tôi cũng đã tự trả lời được cho câu hỏi của tôi. “Tại sao mẹ tôi lại khóc nhiều thế!”
     
    Giờ tôi đã hiểu, mẹ khóc không chỉ vì mẹ biết từ giờ phút ấy mẹ mất đi một người chồng mà mẹ khóc còn vì lí do, từ nay mẹ sẽ mất đi rất rất nhiều thứ mà người ta không bao giờ nói được bằng lời khác.
     
    Quả thật chẳng sai. Trước đây, cha lấy mẹ hai gia đình ra sức cấm cản không phải vì mẹ tôi không xinh mà ngược lại mẹ tôi vô cùng mặn mà, nước da trắng hồng, đôi môi son đỏ, sống mũi dọc dừa, dáng người thon thả, hay cũng chẳng phải tính cách mẹ không tốt vì gia đình bên mẹ tôi bốn đời làm nghề giáo, không thể nào chê trách gì trông nết ăn nết ở của mẹ tôi.

    Đơn giản chỉ là vì một chữ “nghèo”. Nhà nội chê nhà ngoại nghèo, chữ không mài ra được mà ăn, vả lại “lấy con vợ lắm chữ về để dạy chồng à!”- trích nguyên văn lời của cụ nội tôi mà sau này khi tôi lớn có đôi lần mẹ kể lại.

    Còn nhà ngoại thì chê nhà nội “lắm tiền nghèo chữ” tiền chết không mang đi được, không có tí tri thức nào, thương nhân là tư sản, tư sản là bóc lột, cách mạng ghét, căm thù và đào thải kẻ bóc lột... Thế đấy! Thế mà cha mẹ tôi tới với nhau đấy. Ông nội từ cha tôi, cha tôi vẫn lấy mẹ, còn ông ngoại sau này thì mất sớm. Cũng chính vì lấy nhau mà hai bên không “môn đăng hậu đối” như thế nên sau mẹ tôi khổ lắm. Cha chết, người ta đuổi khéo ba mẹ con ra đường. Không đuổi được, người ta nói vào nói ra, cạnh khoé, chửi đổng, nhiếc móc cả ngày nhưng mẹ vẫn bỏ ngoài tai. Mẹ chẳng quan tâm. Người ta chửi mẹ mặt dày, người ta đến tận cơ quan mẹ nói xấu nhưng mẹ vẫn chẳng mảy may quan tâm, cũng không giải thích.

    Tôi hiểu mẹ, nếu chỉ có một mình mẹ, mẹ đã đi lâu rồi, không cần ai phải nói bóng nói gió. Nhưng mẹ còn hai chúng tôi. Nhà là nhà của cha tôi, cái hồi cha sống, cha và mẹ làm ăn, tích cóp mãi mới xây được cái nhà cấp bốn thay thế cái chỗ ở ọp ẹp mà mỗi lần mưa bão thì khổi thôi rồi trời đất. Một mình mẹ, mẹ chẳng cần gì, cơm rau cơm mắm cũng xong. Nhiều lần bị người ta chửi rủa, mẹ ức quá, trốn xuống bếp khóc. Nhưng khi mẹ nghĩ tới hai chị em tôi, mẹ gạt đi đôi hàng nướcmắt. Mẹ mà dẫn tôi và em ra khỏi căn nhà này thì sẽ đi đâu. Lương giáo viên nghèo lắm! Đời mẹ ăn cơm rau mắm đã quen rồi và ăn tới khi chết cũng được.

    Nhưng còn chúng tôi, chúng tôi phải được ăn cơm với cá với thịt. Người ta đã sống trong cái khổ quen rồi thì cho sung sướng cũng chả thèm, nhưng cuộc đời chúng tôi không thể lập lại cuộc đời mẹ... Và mỗi lần nghĩ thế mẹ lại có thêm một chút nghị lực để đứng dậy, chống đỡ với tất cả mọi bão táp phong ba ngoài kia che chở cho chúng tôi.

    Vài cái Tết nữa cũng trôi qua. Xuân năm ấy, tôi mười tám. Mười tám, tôi giống hệt mẹ tôi, cũng nước da ấy, màu tóc ấy, ánh mắt, nụ cười, dáng người ấy. Lũ con trai trong lớp cũng hay theo tôi nhưng tôi chẳng thiết. Vì chê chúng nó trẻ con.

    Những đứa con gái mà cha mất sớm thì thường hay như thế, thích tìm một cái gì đó chững chạc, già dặn, một người đàn ông chứ không phải một thằng con trai. Tôi muốn tìm người dựa vào thay thế cha tôi. Tôi đã tìm thấy một người và duy chỉ có người đó làm tôi chú ý: đó là thầy giáo của tôi. Thầy hơn tôi hai mươi tuổi, thầy giỏi, rất giỏi, thầy đúng là mẫu đàn ông mà lâu nay tôi vẫn mong đợi. Nhưng chỉ tiếc, thầy đã có gia đình. Mà cũng đúng thôi, có gì để mà lạ, mà tiếc đâu. Người đàn ông như thế thì bao cô gái mơ. Thầy chưa có gia đình thì đó mới là điều lạ...

    Trong con mắt cầu toàn của tôi, thầy là người tôi “thích” và làm tôi “rung động” đầu tiên... Cũng chính vì vậy mà tôi học môn của thầy rất tiến bộ và luôn cố gắng đạt điểm cao nhất. Tôi luôn muốn trong mắt thầy tôi là học sinh ngoan, hiền và giỏi. Tôi muốn thầy gọi tôi và khen riêng tôi trong mỗi giờ trả bài... Thầy trong mắt tôi đẹp lắm...

    Có lẽ mọi chuyện vẫn sẽ cứ thế, cứ thế tiếp diễn êm ả và “tình yêu” bé nhỏ của tôi dành cho thầy tôi cũng sẽ mãi im lặng như thế nếu không có một ngày... Một ngày, khi tôi về nhà, tôi thấy trong nhà tôi có thêm một người. Và tất nhiên nếu đó là một người đàn bà thì có lẽ chẳng có gì để nói. Cái đáng nói, đó là một người đàn ông. Một người đàn ông tôi chưa bao giờ gặp.

    Tôi thấy cái cách mẹ tôi mời ông ấy thật hiền lành và dịu dàng. Đôi môi mẹ nở lên một nụ cười lấp lánh. Ánh mắt mẹ dường như cũng long lanh hơn. Khuôn mặt rạng rỡ ấy hình như đã lâu rồi tôi chưa thấy và đặc biệt hơn, chiếc áo cánh sen ấy hình như cũng đã rất rất lâu rồi, kể từ sau khi cha tôi chết mẹ tôi không còn mặc nữa. Tôi hỏi ai, mẹ bảo bạn cha tôi. Tôi không tin. Và cũng chính vì tôi không tin vào câu trả lời của mẹ cộng với sự thay đổi của mẹ mà không hiểu tại sao mà trong lòng tôi bỗng trào lên một sự khó chịu tột đỉnh với mẹ tôi.
     
    Tôi linh cảm về người đàn ông đó mẹ sẽ chọn để thay thế cha tôi. Cũng khi ấy tôi chợt nhận ra, mẹ tôi còn trẻ quá, ba mươi chín tuổi, người đàn bà ba mươi chin tuổi mà da vẫn còn căng mịn, trắng phau chưa hề có vết đồi mồi, tóc vẫn còn đen láy, đôi chân dài mịn màng lộ ra sau chiếc đầm công sở và hàng cúc sơ mi không chỉ để che hết cái nét ngực vẫn còn căng tròn của mẹ.

    Chao ôi! Mẹ đẹp quá, mẹ vẫn đẹp. Thời gian không giết đi cái đẹp của mẹ mà chỉ càng làm nó trở nên mặn mà hơn. Mẹ vẫn còn đẹp. Cái đẹp của mẹ khiến đàn ông vẫn còn nhiều người theo đuổi.

    Tôi biết mẹ còn trẻ, mẹ vẫn còn có thể tìm tình yêu khác. Lý trí của tôi nói như thế, tôi biết như thế mới đúng. Nhưng trong cuộc đời này, đâu phải lúc nào người ta cũng làm theo lý trí, kể cả khi người ta biết đó là đúng thì phần tình cảm, cái phần nói điều ngược lại vẫn chiếm ưu thế hơn. Mẹ là của tôi, của em gái tôi, của cha tôi (dù cha tôi đã chết). Mẹ lấy người đàn ông kia rồi sao?

    Tôi ghét sự có mặt của ông ấy trong gia đình tôi. Và rồi, mẹ tôi có sinh thêm em bé nữa không? Tôi chỉ có một đứa em, tôi không thích có thêm ai nữa. Tôi ghét sự thay đổi hoặc xáo trộn. Nói chung là như thế. Tôi ghét người đàn ông ấy không phải vì ông ấy làm sao, ông ấy chẳng làm sao cả, cũng đạo mạo, cao lớn xem chừng là tốt tính. Nhưng tôi ghét ông ấy, căm thù và tôi đâm ra cáu gắt cả với mẹ tôi. Tôi ghét đơn giản chỉ là vì tôi nghĩ người đàn ông ấy sẽ rất có thể thay thế cha tôi. Sự “ghét” ấy bắt nguồn từ lòng ích kỉ khi tôi nghĩ mẹ không là của riêng tôi nữa...

    Một lần, trong bữa ăn, mẹ ngỏ ý xem “Con nghĩ như thế nào nếu mẹ muốn “kết bạn” với bác ấy”.

    Câu nói của mẹ như làm thổi bùng ngọn lửa giận dữ trong tôi. Mọi phán đoán và lo sợ đã thành sự thật, tôi đập bàn, khóc tức tưởi, thay áo và chạy ra khỏi nhà. Đêm ấy, mưa to lắm, bảy rưỡi mà trời đen như mực.

    Trong đầu tôi nghĩ tới thầy, tôi chạy đến trường, thầy vừa dạy xong một ca, học sinh đã về hết, tôi ướt nhẹp đứng cửa phòng. Thầy thấy tôi, nói tại sao tôi lại ở đây. Tôi không nói gi, chạy thẳng tới ôm chặt thầy, tôi không nghĩ gì cả. Đây là lần đầu tiên tôi ôm thầy, để cơ thể tôi và thầy chạm vào nhau. Tôi và thầy ngồi dựa vào chiếc ghế bàn một.

    Tôi vẫn ôm chặt thầy, tôi khóc nức nở và kể cho thầy nghe mọi chuyện. Thầy ôm lấy tôi, im lặng một lúc và nói sẽ đưa tôi về nhà nhưng tôi không chịu. Khóc thêm một lúc rồi tôi nín, tôi nhận ra thầy vẫn đang ôm tôi, cái ôm của một người thầy, hoặc thành thật là tôi đã hiểu nhưng cố tình không hiểu.

    Mười tám tuổi, lần đầu tiên tôi được một người đàn ông ôm, trong lòng tôi trào lên một cảm xúc rạo rực, tôi mân mê cái cúc áo của thầy. Áo thầy ướt hết vì ôm tôi. Rồi tôi vô tình làm tuột nó mà thầy không biết. Một chiếc, hai chiếc rồi tới chiếc thứ ba... Thầy nhận ra và nhìn xuống. Tôi như một con mèo chồm lên cắn vào môi thầy không kịp để thầy phản xạ. Tấm lưng thầy trườn dài trên chiếc ghế, tôi đặt tay thầy lên bộ ngực tròn căng thiếu nữ của tôi. Thầy đẩy tôi ra nhưng vẫn cứ làm. Tôi không hiểu tôi đang làm gì nữa. Tôi nằm lên thầy, tự cởi áo trong khi thầy cố gắng đẩy tôi ra... Tôi đặt tay lên quần thầy vào chỗ đó... bên ngoài... Tôi không hiểu sao khi ấy tôi to gan đến thế. Và thầy tát tôi. Tát rất đau...

    Cái gì xảy ra vẫn cứ xảy ra dù đúng dù sai nó vẫn xảy ra. Còn chuyện gì đã xảy ra tuỳ vào cách chúng ta suy nghĩ.

    Hai tháng sau, cái bụng tôi ấm ách, tôi có thai. Mẹ tôi biết mọi chuyện. Nhưng bạn bè và người xung quanh tôi không ai biết. Mẹ không la mắng tôi nhưng mẹ khóc. Mẹ khóc như khi cha mất. Hôm sau, hai mẹ con tôi cũng thoả thuận một điều, tôi đi phá thai, chuyển trường, tiếp tục học như bình thường còn mẹ tôi sẽ từ bỏ người đàn ông và mọi người đàn ông khác tới sau...

    “Cuộc sống xung quanh ta không bao giờ xấu hơn hay đẹp hơn mà chỉ thực hơn thôi”.

    Câu chuyện này với các cô có lẽ không có ý nghĩa gì nhưng với em nó lại có rất nhiều ý nghĩa. Ý nghĩa cho riêng em!
     
     
    Theo VietNamNet
     
    Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn hungthamnhung vì bài viết hữu ích
    hanghell (25/04/2011) Candy91 (25/04/2011) Unjustice (06/11/2012) khatvongttk (25/04/2011) kajnodo92 (25/04/2011)
  • #98378   25/04/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 150 lần


    Xin cảm ơn Anh đã gửi tặng một bài văn rất cảm xúc.


    Các bạn cười tiếp nhé

     Một học sinh “miêu tả hình dáng cô giáo em”: “Cô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn được buộc gọn ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo ngoe như cái đuôi con lợn con khi em ra cho nó ăn cám. Cô có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ...(?!)”

    31, “Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu:
    - Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa… Tính tình cụ già rất là bực bội… Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.
    - Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.
    - Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.
    - Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố.
    - Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt.
    - Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.
    :-?

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #98411   25/04/2011

    Candy91
    Candy91
    Top 500
    Chồi

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:18/03/2011
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 1465
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 12 lần


    Cảm ơn hungthamnhung vì bài viết thật cảm động. đọc xong mà muốn khóc luôn. đọc xong bài văn "lạc đề" này tự nhiên mình nghĩ đến ba mẹ. nhớ ba mẹ, nhớ pe' Bộp nữa.
    Hôm nay mình buồn!
    Nghĩ đi nghĩ lại đôi khi mình cứ buồn vu vơ rùi khóc. để làm j nhỉ? ngốc nghếch! 
    Mình vui, mình thấy ấm áp khi cả ba, cả mẹ đều rất wan tâm mình. mình hạnh phúc khi được sống trong 1 gia đình như thế. Với mình ba mẹ là tất cả. trong mắt mình ba mẹ là người giỏi nhất.
    Nhớ nhà! Tâm trạng mình buồn vui đan xen mất rùi.
    emoticon emoticon
    BeToan89 lại làm candy cười nữa rùi. thanks bạn nha.

    h0i? thÊ' giAn tiNh` Ai' lA`cHi

    mA` đÔi lƯa' thÊ` ngUyÊn` sÔng' chÊt'...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Candy91 vì bài viết hữu ích
    hungthamnhung (03/05/2011)
  • #98456   25/04/2011

    songvu
    songvu
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2009
    Tổng số bài viết (780)
    Số điểm: 5036
    Cảm ơn: 393
    Được cảm ơn 234 lần


    ối ối....trời ơi....chịu hết nổi rồi, cười mà chảy cả nước mắt, đau cả ruột...... :))  =))
     
    Báo quản trị |  
  • #98597   25/04/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 150 lần


    songvu viết:
    ối ối....trời ơi....chịu hết nổi rồi, cười mà chảy cả nước mắt, đau cả ruột...... :))  =))

    Cái chị songvu này đi đâu mất tích lâu ngày bây gời mới xuất hiện, Cười gì mà chảy cả nước mắt thế chị.....Em thì cười đau cả bụng thôi.ha ha.Sao không tặng cho cả nhà vài tình huống để cười tiếp nhỉ.


    Cuối mỗi mùa thi, các thầy, các cô của các hội đồng coi thi lại có những phút giây thư giãn trong lúc chấm bài vì những bài văn kiểu sau đây. Mình post lên đây để các bạn cùng thưởng thức và xả stress.Mình  Sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau và hy vọng nó sẽ mang lại cho các bạn những nụ cười thật sảng khoái để quên đi mọi sự mệt mỏi:

    Giải thích câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"
    "Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá" confused

     "Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái."

    ..... "Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại , làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi..." cuoi

     "Em hãy cho biết sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuan Huong, Nguyễn Du, hãy chứng minh

    bạn tên Hoài Nhân, lớp 9 PTCS viết: "Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy . Ngày nay, quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm quốc khánh phụ nữ.." cuoi

    Đề 10: "Em hãy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm".
    "Theo em nghỉ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghỉ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôị Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa." cheers


    "Mỵ và A Phủ là một đôi thanh mai trúc mã, họ thực lòng thực dạ yêu nhau quên trời quên đất, mặt dù quá xá người cản trở nhưng họ củng lấy được nhau bằng cách dắt nhau đi vô rừng. Gia đình nhà thống lý bá tra là chồng trước của Mỵ đã kéo đế, Mỵ dung cùi chỏ lên, đánh cho bọn nó tang tát hết trơn, mỵ lại giù A phủ vô nhà, miệng của Mỵ rỉ rỉ mấy giọt máu. Nhà Tô Hoài đã đề cao giá trị nhân đạo bằng cách cho cô mỵ đánh bọn cường hào ác bá kia đề dành lấy tự do và tình yêu chung thủy. ( Kính thưa thầy cô, em sắp bị khống rồi, lạy thầy cô chấm nương tay cho em nhờ cậy, để thấy cô tích đứt, em cảm ơn).



    Botay chấm ba chấm....

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #98775   26/04/2011

    songvu
    songvu
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2009
    Tổng số bài viết (780)
    Số điểm: 5036
    Cảm ơn: 393
    Được cảm ơn 234 lần


    Đọc k thể nhịn được cười nữa Nhiều đoạn văn ngây ngô không thể chịu nổi nũa. Nhưng càng ngẫm nghĩ, thì càng thấy buồn, buồn thật các bạn ạ, buồn "......"...
     
    Báo quản trị |  
  • #99066   27/04/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 150 lần


    songvu viết:
    Đọc k thể nhịn được cười nữa Nhiều đoạn văn ngây ngô không thể chịu nổi nũa. Nhưng càng ngẫm nghĩ, thì càng thấy buồn, buồn thật các bạn ạ, buồn "......"...

    Huhu sao chị songvu lại buồn nhỉ?Pót lên đọc cho vui mà ai defchij vừa vui vừa buồn?
    Chị thấy mấy đứa học sinh không làm bài được mà viết lung tung phải không?Cũng xót xa thật đó

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #99941   30/04/2011

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Bài văn tả dụng cụ sinh hoạt của học sinh cấp 2.:

    “Tôi là một vật rất hữu ích, có chiều dài khoảng 17 cm. Chức năng của tôi được nhiều người sử dụng, đặc biệt là nữ giới, không ai không xài tôi. Tôi thường được treo lơ lửng, lúc lắc, lòng thòng sẵn sàng hành động ngay tức khắc. Tôi kiêu hãnh với 1 chùm lông và tận cùng là một cái lỗ nhỏ. Buổi sáng cơ thể tôi được nhét vào một cái lỗ ẩm ướt, hơi nặng mùi. Tôi phải thọc vào thọc ra có lúc nhanh, có lúc chậm, thường thật là nhanh và kèm theo sự chuyển động ngoằn ngoèo của cơ thể. Thọc vào thụt ra một hồi, cuối cùng tôi rút ra sau khi để lại trong lỗ một chất trắng nhầy, có bọt. Người ta rửa lại toàn bộ cơ thể tôi và cái lỗ tôi vừa thọc vào thụt ra bằng nước sạch đầy sảng khoái, vài chỗ bên ngoài lỗ cũng sẽ được lau rửa cẩn thận. Tôi được nghỉ ngơi ngay sau đó, về vị trí và sẵn sàng cho ca tối. Nhiều người còn ham hố bắt tôi tranh thủ làm việc cả buổi trưa, tôi cũng chẳng nề hà bởi tôi sinh ra để làm việc đó. Tôi là ai? Xin thưa ngay, ............tôi chính là chiếc bàn chải đánh răng”.

    Chúa đánh đòn cho ai nghĩ bậy. hha.
    Cập nhật bởi kajnodo92 ngày 30/04/2011 11:17:43 CH

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #100101   03/05/2011

    hungthamnhung
    hungthamnhung
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2010
    Tổng số bài viết (226)
    Số điểm: 4529
    Cảm ơn: 46
    Được cảm ơn 75 lần


    Bài văn sau đây thì chưa thực sự đặc sắc, cũng không gây cười như chủ đề của bé Toàn. Nhưng có điểm khá đặc biệt là tác giả của nó vẫn thường xuất hiện trên diễn đàn Dân luật.

    'Chị ơi, em muốn sống với chị suốt đời'

     - Tôi còn may cho chú một cái áo khoác để chú có thể đi dạo với tôi trong những ngày mùa đông lạnh buốt. Trông chú cũng điệu lắm chứ. Tôi rất yêu chú. Trong giấc mơ, tôi đã mơ thấy Milu nói với tôi rằng: “Chị ơi, em muốn sống với chị suốt đời”.

     


     

     

    Đề bài: Em hãy tả một đồ chơi mà em thích

     

     

     

    Đã là trẻ con ai cũng phải có đồ chơi. Còn tôi, tôi có cả một thế giới đồ chơi búp bê, gấu bông, xếp hình...Nhưng đồ chơi mà tôi thích nhất là một chú gấu bông tên là Mi – lu. Đó là quà của mẹ tặng tôi nhân dịp sinh nhật.

     

    Chú có một bộ lông trắng muốt điểm thêm mấy mảng màu hồng. Chú trông rất xinh và ngộ nghĩnh. Chú cao chỉ bằng đầu gối em (tôi), nhưng được nhồi rất nhiều bông nên lúc nào trông cũng mũm mĩm.

     

    Đôi tai của chú giống như hai cái nấm dựng lên. Cặp mắt của Mi – lu đen láy. Cái mũi xinh xinh được gắn trên chiếc mõm nhỏ xinh. Ôi, khuôn mặt đó mới xinh làm sao.

     

    Cổ chú đeo một chiếc vòng hoa do chính tay tôi làm và đeo vào cổ chú. Cái vòng có rất nhiều màu sắc: đỏ, hồng, vàng...Ở giữa đính một viên kim cương, hai cánh tay chú thì lúc nào cũng dang ra như đòi bế.

     

    Hôm nào đi học về, điều đầu tiên tôi làm là chạy thật nhanh vào phóng bế chú lên và cọ cọ vào cái mũi của chú. Trời đã trở rét mà chú vẫn chưa có quần áo ấm để mặc nên tôi đã xin mẹ một ít vải rồi may cho chú một đôi tất màu hồng.

     

    Tôi còn may cho chú một cái áo khoác để chú có thể đi dạo với tôi trong những ngày mùa đông lạnh buốt. Trông chú cũng điệu lắm chứ.

     

    Tôi rất yêu chú. Trong giấc mơ, tôi đã mơ thấy Milu nói với tôi rằng: “Chị ơi, em muốn sống với chị suốt đời”.

     

    Ngô Thiên Hương (Lớp 4B trường Nam Thành Công, Hà Nội)



     
    Báo quản trị |  
  • #100356   04/05/2011

    songvu
    songvu
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2009
    Tổng số bài viết (780)
    Số điểm: 5036
    Cảm ơn: 393
    Được cảm ơn 234 lần


    Vui tiếp nhé:

    Đề: Tả vườn rau muống.

    Nhà em có một vườn rau muống. Chiều chiều mẹ em lại bắc thang lên hái lá về nấu canh.

    Đề: Em hãy phân tích bài ca dao: "Trên đồng cạn, dưới đồng sâu.
    Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa".

    Đây là cảnh làm nông của một gia đình khá giả. Họ có ít nhất ba thửa ruộng. Một thửa ruộng do chồng cày, một thửa thì vợ đang cấy và một ruộng đang bừa. Họ có ít nhất hai con trâu. Một con đi cày, một con đi bừa.

    Đề: Tả chú thương binh.

    Gần nhà em có một chú thương binh, chú đã bị thương 2 lần. Một lần ở Buôn Mê Thuột và một lần ở đùi.

    Đề: Tả cây hoa hướng dương.

    Hôm nay em đi học về nhặt được một hạt hướng dương. Em cho nó vào chậu, sau nó mọc một cây như chiếc đũa. Em chăm bón nó và nó nở một bông hoa như cái nắp ấm. Sau đó hoa rụng hết cánh, em lấy hạt vào rang ăn

    Đề: Tả cây bàng.

    Trước cửa nhà em có trồng một cây bàng. Mùa bàng chín rụng đầy sân. Mẹ em nhặt bán lấy tiền mua tivi và tủ lạnh.

    Đề: Đặt câu với vần iêu.

    Mẹ em thích tiêu tiền.

    Đề: Phân tích tác phẩm "Mảnh trăng cuối rừng".

    Nguyệt cởi quần áo bỏ trên bờ, nhảy ùm xuống nước, bơi tung tăng như một con cá vàng sang bờ bên kia.

    Đề: Tả bác nông dân.

    Bác nông dân cuốc đất, con chuột trên tay bác cứ chạy lên chạy xuống

    Đề: Tả một loại cây mà em biết.

    Hàng ngày chúng em vui đùa dưới bóng cây khoai lang.

    Đề: Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện "Chiếc lược ngà".

    Một năm có 4 mùa, em thích nhất là mùa thu. Nhắc đến mùa thu là có lá vàng rơi, có bầu trời trong xanh. Em xin được tả nhân vật bé Thu trong truyện "Chiếc lược ngà".

    Đề: Bình luận câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn".

    Uống nước nhớ nguồn là khuyên chúng ta phải nên tiết kiệm nước, khi tắm phải từ từ, không được xối ào ào...

     
    Báo quản trị |  
  • #100980   07/05/2011

    hahahihi
    hahahihi

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    đọc xong bó mỏ luôn vì cười nhiều quá
     
    Báo quản trị |  
  • #101025   07/05/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 150 lần



    Cười nhé:
    "Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu” - là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ 10 bài làm của học sinh :

    - Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa… Tính tình cụ già rất là bực bội… Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.


    - Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, miệng cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.


    - Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.


    - Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cá hố.


    - Hình dáng của ông ấy rất bình thường chiều rộng một mét, chiều cao hai mét.


    - Mỗi khi ông cười hàm răng của ông không còn trắng và chắc như trước nữa mà đã gãy bốn cái răng. Khuôn mặt của ông không còn đẹp trai như trước nữa mà rất nhăn nhó, ông cười cũng như là ông giận.


    - Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt.


    - Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.


    - Ông em cao khoảng 1m, khung mặt của ông như trái song.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #101652   10/05/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Đang buồn mà đọc mấy bài văn này lại thấy vui hơn nhiều. hihi. :))

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #101861   11/05/2011

    QuanVanTruong
    QuanVanTruong

    Sơ sinh

    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Đọc mấy bài văn này buồn cười quá đi mất thôi.tình cờ lên mạng  đọc được mấy bài văn này vui quá đi mất, cười ra cả nước mắt.Cảm ơn các bạn.

    Cho mình tham gia với nhé:Mình rất thích đọc

    Đề 11: "Hãy tả chiếc bồ nhà em".

    - Nhà em ít thóc nên không có bồ. Thóc nhà em đựng ở thúng, cót. Tuy nhiên, em có nghe bác Thạch, bạn bố em nói, bố em có bồ, nhưng không mang về nhà. Em có gặng hỏi, bố em chỉ nói: Con còn bé quá, sau này sẽ biết. Em cứ nghĩ: Bồ đựng thóc thì sao lại để nơi khác. Bác Thạch có nói, bồ của bố em dễ thương lắm, đáng yêu lắm. Bác ý bảo bồ của bố em dài, chân cao, miệng nhỏ, trông cũng nhỏ nhắn. Và thế là em hiểu, bố em có thóc, và ông ta để riêng một chỗ. Tuy nhiên em mong bồ của bố em phải to cơ, mà bố phải mang bồ về nhà cơ. Nhưng tại sao khi nói ý muốn này cho mẹ em, thì mẹ em nói, nếu bố em mang bồ về nhà, mẹ em sẽ chọc tiết. Em chẳng hiểu gì cả. Chả nhẽ bồ thóc lại là một loại động vật à? Em rất muốn nhìn thấy bồ. Và khi đó em sẽ tả chiếc bồ thật hay, thật xúc tích. Được rồi, nếu không, em sẽ gom tiền, tự kiếm bồ cho mình. Và có lẽ phải thế cô ạ!!!
     
    Báo quản trị |