Học sinh, giáo viên đã quỳ gối: Dư luận đừng tiếp tục bắt phụ huynh phải quỳ gối xin lỗi

Chủ đề   RSS   
  • #486576 08/03/2018

    chinamnhi
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2680
    Cảm ơn: 338
    Được cảm ơn 150 lần


    Học sinh, giáo viên đã quỳ gối: Dư luận đừng tiếp tục bắt phụ huynh phải quỳ gối xin lỗi

    Dư luận vẫn đang rất xôn xao về vụ cô giáo B.T.C.N, tại Trường Tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, phải quỳ suốt 40 phút trước mặt 3 phụ huynh. Vụ này chiếm sóng hầu hết các trang báo, thu hút cả những người thuộc giới Luật sư tham gia bày tỏ quan điểm mặc dù vụ việc này chỉ liên quan đến mảng giáo dục nhưng mức độ tác động của nó đã vượt khỏi phạm vi ngành.

    Sở dĩ vụ này càng ngày càng trở nên rầm rộ vì vốn dĩ giáo dục là một lĩnh vực đề cao giá trị văn hóa, đạo đức hơn nữa trong số những phụ huynh tham gia có cả một đảng viên, cán bộ tư pháp của một xã và có thời gian tập sự luật sư tại văn phòng luật sư T., huyện Bến Lức, thuộc Đoàn Luật sư TP HCM (thông tin này chưa được kiểm chứng).

    Vậy trong vụ việc này, ai đúng, ai sai, tôi xin phép bày tỏ quan điểm của mình.

    Trước tiên, tôi sẽ đề cập đến hành vi bắt học sinh phải quỳ của cô giáo

    Như chúng ta đã biết, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục tiểu học phải tuân thủ quy định tại Điều 28 Luật giáo dục 2005 (đã được sửa đổi năm 2009)

    Điều 28. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông

    1…Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.

    2. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

    Tại Điều 15 cũng nêu rõ vai trò của nhà giáo

    Điều 15. Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo

    Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.

    Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học.

    Có thể nói, dưới góc độ lập pháp, nhà làm luật đã ban hành những quy định mang tính chất khung, điều tiết hành vi của những người tham gia vào mối quan hệ xã hội – dạy  và học. Qua đó thể hiện sự kỳ vọng của xã hội về một tương lai tốt đẹp cho con trẻ cả về thể chất lẫn trí tuệ.

    Phương pháp giáo dục đối với từng nhóm tuổi, từng lớp học, từng học sinh là vô cùng khác nhau, nó muôn hình vạn trạng, các giáo viên ngành sư phạm cũng đã được đào tạo bài bản về những phương pháp này. Tuy vậy, vẫn không thể nào có một phương pháp chuẩn, phương pháp tối ưu cho tất cả, đặc biệt là giáo dục lứa tuổi tiểu học, khi các em vẫn còn ham chơi và vô tư, chưa ý thức được rõ nghĩa vụ học tập của mình.

    Mặc dù có đến hàng ngàn, hàng vạn phương pháp nhưng dù là phương pháp nào cũng phải đảm bảo yêu cầu đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”, làm được điều đó phương pháp được áp dụng mới được xem là hiệu quả thực sự. Đối chiếu với yêu cầu này có thể thấy, việc cô giáo phạt học sinh bằng phương pháp quỳ không phải là một phương pháp hay, điều đó đã được chứng minh là nhiều học sinh đã bỏ học, không muốn hoặc không dám tới lớp vì sợ bị cô giáo phạt quỳ khi vi phạm. Rõ ràng không những không đảm bảo được yêu cầu về phương pháp dạy học mà nó còn đem lại một hậu quả hoàn toàn trái ngược, học sinh mất hứng thú học tập.

    Tôi cho rằng nguyên nhân cô giáo bắt học sinh quỳ không nằm ngoài mục tiêu giáo dục các em để các em có thể phát triển đúng đắn về đạo đức, trí tuệ như mục tiêu mà Điều 27 Luật giáo dục 2005 đã đề ra “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. Chỉ có điều cô giáo này đã thực hiện mục tiêu đúng đắn bằng một phương pháp sai, thậm chí là có thể nói đã trở nên lỗi thời, lạc hậu với sự phát triển thời đại.

    Tiếp theo tôi sẽ nói về hành vi bắt cô giáo quỳ của các phụ huynh

    Cô giáo bắt học sinh quỳ vì muốn học sinh sẽ ngoan hơn, tốt hơn trong tương lai. Vậy phụ huynh bắt cô giáo phải quỳ vì mục đích gì? Sẽ có rất nhiều lý do mà chúng ta có thể nghĩ ra để giải thích cho việc làm trên. Có thể họ hành động như vậy đơn giản chỉ muốn thể hiện mình là người có tiếng nói, có quyền nên ép cô giáo phải quỳ để hả cơn giận, cố tình làm nhục cô giáo ấy giữa đông nơi đông người. Cũng có thể họ ép cô giáo quỳ là để cho cô giáo ấy hiểu được nỗi đau khi quỳ mà con họ đã phải chịu, từ đó mà thay đổi phương pháp dạy. Hay cũng có thể đơn giản họ muốn cho cô giáo ấy một bài học là không phải giáo viên thì muốn làm gì làm, học sinh có thể không giám phản kháng nhưng phụ huynh thì lại không, họ muốn chứng minh con của họ không đơn độc trong môi trường giáo dục này v.v…

    Nhưng cho dù vì mục đích cuối cùng là gì đi nữa thì xuất phát đầu tiên chính là hành vi thương và xót con mình khi phải gánh chịu hình phạt từ đó muốn làm một điều gì đó để môi trường giáo dục trở nên tốt hơn cho con em của mình và của người khác (làm cho cô giáo nhận ra lỗi sai của mình mà không tái phạm nữa).

    Mặc dù vậy, cho dù xuất phát từ tình cảm thiêng liêng là lòng yêu con trẻ, những phụ huynh này cũng không thể phủ nhận cách họ làm là hoàn toàn sai. Nếu cô giáo kia dựa trên quyền lực của một nhà giáo thay mặt nhà trường giáo dục các em bắt các em phải quỳ thì các phụ huynh học sinh lại dựa trên sức mạnh số đông (3 người, có cả nam lẫn nữ) cộng với vị trí xã hội hiện tại mà mình có để buộc kẻ yếu thế hơn phải quỳ xin lỗi. Cách làm này có tốt hơn cách mà cô giáo đã làm với học sinh không? nếu không muốn nói nó hoàn toàn giống nhau về bản chất lấy mạnh hiếp yếu. Một lần nữa các phụ huynh cũng mắc phải một cái lỗi mà cô giáo đã mắc phải, mục đích tốt đẹp nhưng cách làm lại sai.

    Cuối cùng là tôi muốn nói đến hành động của các vị (dư luận xã hội)

    Hẳn là chúng ta ai cũng bức xúc trước hành động một nhóm người bắt một cô giáo phải quỳ trước đông đảo những thành phần có mặt bao gồm có cả các bạn đồng nghiệp, các vị quản lý của nhà trường thậm chí là trước mặt của những em học sinh mà hàng ngày mình vẫn dạy dỗ.  Việc làm này lại càng trở nên xấu xí khi nghề nhà giáo là một nghề cao quý và thế giới đang tôn vinh ngày phụ nữ (ngày 8/3). Thậm chí nổi bức xúc này lấn áp cả bức xúc ban đầu là cô giáo bắt học sinh phải quỳ đến nỗi em học sinh đó không dám tới lớp học nữa. Dần dần mũi dùi dư luận lại chĩa vào 3 phụ huynh. Đến lúc này mới thấy 3 vị phụ huynh hùng dũng khi nào nay trở nên quá nhỏ bé trước búa rìu dư luận. Các phụ huynh họ đã sai cũng như lỗi sai của cô giáo và cũng như lỗi sai của em học sinh bị phạt. Vậy cách mà chúng ta đang làm có khác với cách của cô giáo, có khác cách của các vị phụ huynh, có phải đang sử dụng quyền của kẻ mạnh hơn để bắt kẻ yếu phải phục tùng?

    Đọc một lượt comment trên các trang báo điện tử phía cuối các bài viết có liên quan đến vụ việc này. Hầu như đa số mọi người đều tỏ thái độ bức xúc và đòi truy tố các vị phụ huynh kia về tội Làm nhục người khác, chưa bàn đến góc độ luật pháp rằng hành động của các phụ huynh có đảm bảo thỏa mãn dấu hiệu cấu thành của tội phạm hay không, nhưng rõ ràng hành động của chúng ta đang gây ra những sức ép không đáng có và nó đi ngược lại với sự tiến bộ của lập pháp hình sự.

    Hệ thống pháp luật hình sự đang theo xu hướng hạn chế áp dụng án tử hình và loại bỏ tối đa việc tội phạm hóa (hình sự hóa những hành vi chỉ ở mức xử phạt hành chính). Trong khi đó ngay từ đầu chúng ta đã nghĩ đến ngay đến việc sử dụng Bộ Luật hình sự (biện pháp mang tính chất trừng trị và răn đe cao nhất) để áp dụng đối với các vị phụ huynh kia. Trong khi đó, hành vi trên vẫn có thể áp dụng biện pháp xử  lý khác nhẹ nhàng hơn như xử phạt hành chính hay thực hiện việc hòa giải bồi thường thiệt hại, nhưng những cách giải quyết đó hoàn toàn không nằm trong suy nghĩ của quý vị. Cũng như việc có nhiều cách để em học sinh kia chăm học hơn mà không phải dùng phương pháp bạo lực bắt phải quỳ, có nhiều cách để cô giáo kia biết được lỗi sai của mình mà không bắt phải quỳ và hoàn toàn có nhiều cách để các vị phụ huynh kia biết lỗi mà không phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Suy nghĩ và cách hành xử của quý vị có gì là khác biệt?

    Vậy ai là những người chịu thiệt hại nặng nề nhất trong vụ này?

    Tôi có thể trả lời ngay không phải là quý vị (dư luận xã hội), cũng không phải là các vị phụ huynh, cũng chẳng phải cô giáo kia hay uy tín của hệ thống ngành giáo dục của Việt Nam mà chính là các em học sinh đã và đang theo học lớp cô giáo đó, trường đó và mở rộng hơn là học sinh nói chung (nếu biết được thông tin qua các phương tiện truyền thông hay do chính quý vị nói ra với con của mình – những đứa trẻ hồn nhiên ngây thơ).

    Tại sao tôi dám khẳng định như vậy? Đơn giản vì tôi biết dưới góc nhìn của một đứa trẻ, bài học duy nhất mà nó có thể rút ra từ việc này là sức mạnh thuộc về người có quyền, nghĩa vụ học tập của nó không phải do nó tự quyết định mà do thầy cô, ba mẹ, thậm chí là xã hội lo giùm việc của nó. Nếu tôi là đứa trẻ bị cô giáo phạt tôi sẽ nghĩ tại cô ấy là cô giáo và lớn hơn nên cô ấy ức hiếp tôi vì vậy tôi sẽ nói việc này cho ba mẹ của tôi vì tôi nghĩ là có thể họ sẽ giúp tôi giải quyết vấn đề. Và đúng như tôi kỳ vọng, ba mẹ tôi đã bắt cô giáo hách dịch kia phải quỳ trước mặt tôi và trước mặt họ. Tôi say sưa cảm giác của một người thắng cuộc cho đến khi tôi nhận ra ba mẹ mình không phải là những người quyền lực nhất và chính họ vừa đang chiếm thế thượng phong nay đùng một cái phải rơi vào tình cảnh khốn đốn khi bị dư luận dồn ép.

    Thử hỏi một đứa trẻ suy nghĩ như vậy thì liệu có thể phát triển một cách độc lập, ý thức trách nhiệm với bản thân và xã hội? Dù là cố ý hay vô tình thì chính quý vị đang tạo ra những suy nghĩ đó trong đầu những đứa trẻ vô tư hồn nhiên kia.

    Pháp luật là đạo đức tối thiểu, đạo đức mới là pháp luật tối đa, trước khi nghĩ đến biện pháp dùng pháp luật can thiệp hãy nghĩ đến các biện pháp khác để xem xét tính hiệu quả khi giải quyết vấn đề, điều này càng đúng trong lĩnh vực giáo dục.

     

     

     

    Cập nhật bởi chinamnhi ngày 08/03/2018 04:05:53 CH Cập nhật bởi chinamnhi ngày 08/03/2018 04:01:41 CH Cập nhật bởi chinamnhi ngày 08/03/2018 03:58:27 CH Cập nhật bởi chinamnhi ngày 08/03/2018 03:49:37 CH

    Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

     
    14168 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #486577   08/03/2018

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Mình đọc bài viết của bạn ưng ý toàn bộ, nhưng đọc đến ý này của bạn thì mình thấy có gì đó không ổn. Như bạn nói ở trên, việc cô giáo phạt quỳ chỉ với mục đích răn đe, giáo dục các em mặc dù phương pháp đó theo bạn là lỗi thời nhưng với một mục đích là tốt đẹp.

    Nhưng đọc đến ý này của bạn thì mình phải có suy nghĩ khác:

    "Cách làm này có tốt hơn cách mà cô giáo đã làm với học sinh không? nếu không muốn nói nó hoàn toàn giống nhau về bản chất lấy mạnh hiếp yếu."

    Mình hoàn toàn không nghĩ rằng cô giáo phạt quỳ học sinh với tâm thế là lấy mạnh hiếp yếu.

    Và nữa, việc phụ huynh ép cô giáo phải quỳ là vì thương con. Thoạt nghe thì có vẻ là đúng, kiểu như thương con quá dẫn đến tức tối và ép cô giáo quỳ để hả giận, nhưng xét về bản chất hành vi thì nó chả liên quan chút nào. Hành vi này xuất phát từ sự ích kỷ cá nhân nhằm thỏa mãn sự bực tức chứ có gì khác đâu, thương con chỉ là cái cớ thôi, vì ép cô giáo quỳ thì con ông ta chả được lợi gì hết.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    chinamnhi (09/03/2018) hongphongpq@gmail.com (12/03/2018)
  • #486700   10/03/2018

    Dong_Bich viết:

    Mình đọc bài viết của bạn ưng ý toàn bộ, nhưng đọc đến ý này của bạn thì mình thấy có gì đó không ổn. Như bạn nói ở trên, việc cô giáo phạt quỳ chỉ với mục đích răn đe, giáo dục các em mặc dù phương pháp đó theo bạn là lỗi thời nhưng với một mục đích là tốt đẹp.

    Nhưng đọc đến ý này của bạn thì mình phải có suy nghĩ khác:

    "Cách làm này có tốt hơn cách mà cô giáo đã làm với học sinh không? nếu không muốn nói nó hoàn toàn giống nhau về bản chất lấy mạnh hiếp yếu."

    Mình hoàn toàn không nghĩ rằng cô giáo phạt quỳ học sinh với tâm thế là lấy mạnh hiếp yếu.

    Và nữa, việc phụ huynh ép cô giáo phải quỳ là vì thương con. Thoạt nghe thì có vẻ là đúng, kiểu như thương con quá dẫn đến tức tối và ép cô giáo quỳ để hả giận, nhưng xét về bản chất hành vi thì nó chả liên quan chút nào. Hành vi này xuất phát từ sự ích kỷ cá nhân nhằm thỏa mãn sự bực tức chứ có gì khác đâu, thương con chỉ là cái cớ thôi, vì ép cô giáo quỳ thì con ông ta chả được lợi gì hết.

    Lúc đầu đọc bài viết trên mình đánh giá bài viết khá hay nhưng vẫn có một vài điểm chưa đồng tình lắm nhưng sau khi đọc cmt này thì mình cảm thấy những vấn đề mình muốn nói đều đã được nêu ra hết. 

    Vì thật chất, hành động của cô giáo bắt học sinh quỳ k phải là ỷ thế kẻ mạnh hiếp yếu mà chỉ xuất phát từ sự giáo dục muốn học sinh của mình ngoan và nghiêm túc học hành hơn thôi. Nếu so ra với thời gian trước đây thì hành động này của cô giáo không có gì đáng lên án cả, có chăng là vì hành động này là ở thời điểm hiện tại bây giờ. Mình còn nhớ hồi mình học tiểu học, lúc đó học sinh không thuộc bài, không làm bài hay nghịch phá còn bị thầy cô bắt nằm sắp lên bàn đánh vào mông, hoặc khẽ vào tay, có bạn tay đeo vòng mã não bị khẽ tay vỡ cả vòng mà không được khóc. Phụ huynh cũng không một ai có ý kiến gì, thậm chí có người còn bảo giáo viên có đáng con họ nếu chúng không nghe lời. Còn bây giờ gia đình nào cũng có 1 đến 2 con thôi, con cưng như trứng hứng như hoa, con họ họ không nỡ la mắng dù chỉ một lời mà cô giáo bắt phải quỳ gối thế kia nên họ xót con.

    Còn về phần ông phụ huynh kia, một người có học thức và địa vị xã hội mà có cách cư xử như vậy thật không thể chấp nhận được. Có thể lúc đầu ông ấy xót con mình thật nhưng suy cho cùng hành động bắt cô giáo phải quỳ không chỉ vì xót con mà còn vì sự ích kỷ của bản thân, muốn thỏa mãn sự bực tức, muốn chứng tỏ quyền lực và uy quyền của mình trước cô giáo và tòan thể thầy cô ở trường đó mà thôi.

    Nói về dư luận xã hội, thật ra mấy ngày nay các trang báo mạng cứ tràn lan chia sẻ về vấn đề này. Dư luận xã hội có vẻ rất quan tâm và bức xúc thay cho cô giáo.

    Và có vẻ vì quá quan tâm và bức xúc trước sự việc trên nên có nhiều người đòi khởi tố hình sự vị phụ huynh có học thức nhưng hành động lỗ mãn kia để ông ấy chịu trách nhiệm trước pháp luật để ông ấy nhìn nhận về hành động của mình. Nhưng cũng có một số người vì sự nóng giận, bực tức trước hành động của vị phụ huynh này cũng có ý muốn xử phạt để “dằn mặt” để ông ấy biết không phải có tiền là có quyền hay có địa vị xã hội thì muốn làm gì thì làm...Tất cả họ đều lên án, chỉ trích và xoay mỏ dùi về phía ông phụ huynh này và ép cho ông ấy cái hình phạt cao nhất chứ không hề nghĩ hành vi này có thể bị xử nhẹ hơn là bị xử lý vi phạm hành chính hay không hay ông ấy có thể tổ chức xin lổi cô giáo kia một cách công khai và bồi thường cho cô một khỏang tổn thất tinh thần khi ông đã biết ra lổi sai của mình.

    Chúng ta hay nói “ không nên lấy cái sai để sửa lỗi của cái sai” nhưng chính những hành động, những mong muốn vị phụ huynh kia bị xử phạt và sự chỉ trích của dư luận xã hội chúng ta đã càng ngày đưa vấn đề này đi xa hơn. Có thể dư luận quan tâm cô giáo nên mới lên án như thế nhưng họ cũng không hề nghĩ đến cảm nhận và cuộc sống của cô giáo kia sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi “cái làn sóng này” cứ trỗi dậy, cứ dư âm hòai không dứt như thế.

    Sự việc đã xảy ra, cái sai thì phải được sửa sai, các vấn đề có liên quan thì đã có các cơ quan có thẩm quyền xem xét. Chúng ta có chỉ trích thêm, có lên án thêm thì cũng không giải quyết thêm đựơc vấn đề mà còn có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống của những người trong cuộc


     

    .

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Kimtam1912 vì bài viết hữu ích
    chinamnhi (12/03/2018) kimgam2708 (10/03/2018)
  • #486608   09/03/2018

    shochu
    shochu

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2017
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 10 lần


    - Mình không ở trong câu chuyện của họ nên mình không nắm rõ sự việc cũng không thể tùy tiện kết luận.

    - Theo ý của mình, trẻ em cũng cần được tôn trọng, đừng bắt con tùy tiện quỳ gối vì  những lỗi lầm nhỏ mà nó làm ảnh hưởng đến nhân cách và tự trọng của các con sau này. Là người thầy cần phải hiểu điều đó hơn ai hết.

    - Còn phụ huynh trả thù người thầy khi bắt cô quỳ gối cũng ko đúng, lại trên cương vị 1 người có học như, hiểu biết pháp luật như vậy càng không nên

    - Việc này làm mình nhớ đến bài thơ mới đây của Ông Nguyễn Trọng Tạo

    Thế hệ tôi, một thế hệ cúi đầu
    Cúi đầu trước tiền tài, cúi đầu sau mông người khác
    Cúi đầu trước chính mình, cúi đầu bạc nhược
    Chỉ ngầng đầu…
    …vì…
    …đôi lúc…
    …phải cạo râu! 

    Thế hệ tôi, cơm áo gạo tiền níu thân sát đất
    Cuộc sống bon chen
    Tay trần níu chặt
    Bàn chân trần không dám bước hiên ngang.

    Thế hệ tôi, nhận quá nhiều những di sản hoang mang
    Đâu là tự do, đâu là lý tưởng?
    Đâu là vì mình, và đâu là vì nước
    Những câu hỏi vĩ mô cứ luẩn quẩn loanh quanh…

    Thế hệ tôi, ngày và đêm đảo lộn tanh bành
    Đốt ngày vào đêm, và đốt đêm không ánh sáng
    Nếu cho chúng tôi một nghìn ngày khác
    Cũng chẳng để làm gì, có khác nhau đâu?

    Thế hệ tôi, tự ái đâu đâu
    Và tự hào vì những điều huyễn hoặc
    Tự lừa dối mình, cũng như lừa người khác
    Về những niềm tin chẳng chút thực chất nào!

    Chúng tôi nghe và ngắm những siêu sao
    Chỉ với mươi lăm nghìn cho vài ba tin nhắn
    Văn hóa ngoại giao là trà chanh chém gió
    Và nồi lẩu tinh thần là những chiếc I-phone

    Thế hệ tôi, ba chục đã quá già
    Và bốn chục, thế là đời chấm hết
    Không ghế để ngồi, thì thôi, ngồi bệt
    Mối lo hàng ngày là tiền trong tài khoản có tăng lên?

    Thứ đắt nhất bây giờ là từng lạng NIỀM TIN
    Thứ rẻ nhất, lại là LỜI HỨA
    Sự dễ dãi đớn hèn khuyến mại đến từng khe cửa
    Có ngại gì mà không phản bội nhau?

    Không, tôi không đại diện thế hệ mình đâu!
    Và thế hệ tôi cũng không đại diện cho điều gì sất!
    Trăm năm sau, lịch sử sẽ ghi vài dòng vắn tắt:
    Có một thế hệ buồn, đã nhạt nhẽo đi qua…

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn shochu vì bài viết hữu ích
    chinamnhi (09/03/2018) haianh1648 (09/03/2018) hungmaiusa (11/03/2018)
  • #486656   09/03/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Sức mạnh của dư luận bây giờ thật kinh khủng, nó có thể đưa người ta lên đến đỉnh cao danh vọng và cũng có thể chà đạp người ta xuống tận đáy sâu. Hành vi xử phạt học sinh quỳ của cô giáo là quá ở chỗ nào? Có vượt quá mức cho phép hay không? Và đặc biệt người phụ huynh đó có thật sự bắt cô giáo phải quỳ hay không? Vấn đề vẫn chưa rõ ràng tuy nhiên, dư luận lại đem ra mổ xẻ và góp ý từ nhiều cách nghĩ khác nhau, rồi đưa ra những phán quyết cứ như mình là người thi hành công lý. Do đó, chúng ta hãy thể hiện mình là những người biết cách tiếp nhận thông tin một cách chọn lọc. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kimgam2708 vì bài viết hữu ích
    chinamnhi (10/03/2018)
  • #486674   10/03/2018

    Hãy nhìn một cách đơn giản thôi mình cũng không nên đào sâu câu chuyện lên. 

    Đối với mình mình nhìn đơn giản hơn, thiệt hại mình nhìn thấy nhiều nhất là nền giáo dục của chúng ta. Còn đâu sự "Tôn sư trọng đạo" của nền giáo dục. hình thành từ rất lâu nay. Từ một nền văn học thầy là người dạy chữ, rèn luyện đạo đức con người thì nó trở thành luôn cả một dịch vụ mua bán chữ vậy. Con họ đi học họ bỏ tiền ra thì giáo viên là người ăn lương mà lương thì do phụ huynh đóng cho con cái mình thì tương đương giáo viên phải phục vụ cho con cái của họ.

    Mình nhớ ngày xưa mình đi học tuy nghịch ngợm nhưng vẫn sợ thầy sợ cô, suốt ngày đứng góc lớp và cũng đã từng bị thầy và cô tát cho chóng cả mặt nhưng cũng không giám nói bố mẹ vì mình là người sai. Cũng không phải tự dưng mà mình bị thầy cô đánh, phạt kiểu này kiểu kia mà nên học nguyên nhân từ học sinh. Nhưng việc bị phạt quỳ nó có quá đáng và gây thiệt hại nhiều đến học sinh như vậy không? Dư luận lên tiếng để bảo vệ giáo viên này nhưng thực chất là bảo vệ nền giáo dục của Việt Nam, họ bức xúc cái cách hành xử của những người tri thức đối với nhau, bức xúc những cái cái thờ ơ hay bất lực của các đồng nghiệp đối với nhau.

    Những ngày qua những sức ép từ dư luận bênh vực cho giáo viên và lên án phụ huynh kia thì mình cũng đồng tình ủng hộ vì chính người phụ huynh này cũng không làm đúng pháp luật đạo đức của con người và không đúng khi làm trogn ngành luật. Chính phụ huynh này cũng đã lợi dụng chứ quyền nghề nghiệp của mình để xả con tức lên giáo viên đó cũng như cả nền giáo dực vậy.

    Ai sai ai đúng chúng ta mỗi người cũng có một quan điểm riêng. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn yenhuong94 vì bài viết hữu ích
    chinamnhi (10/03/2018)
  • #486684   10/03/2018

    Mình thì mình nghĩ cô giáo sai trước tiên, giáo dục gì thì giáo dục cái mục đích cuối cùng là giúp trẻ yêu trường lớp thích học hành. Phạt gì thì cũng chỉ có mức độ thôi, bắt trẻ em quỳ cả tiết học nếu là phụ huynh như mình mình cũng không thể chấp nhận được.

    Cô giáo quỳ không phải vì cô bị bắt ép đâu, cô không muốn chẳng ai bắt ép được cô. Chẳng qua cô thấy việc quỳ của học sinh quá bình thường nên cô quỳ để đáp trả lại. Một khi không muốn ai đó đối xử không tốt với mình thì mình cũng đừng đối xử không tốt với người khác. Trẻ em có phải con người hay không?

    Mình cũng không ủng hộ cách hành xử của phụ huynh nhưng sự việc đang bị đẩy đi quá xa. Các ban ngành và xã hội lao vào xót thương cô giáo và công kích cá nhân phụ huynh. 

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Nguyenle1299 vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (11/03/2018) Ha.Phuong (13/03/2018) chinamnhi (10/03/2018)
  • #486727   10/03/2018

    thaibinh67.nguyen
    thaibinh67.nguyen

    Male
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2015
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 320
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 10 lần


    Tôi đọc bài viết của bạn cảm thấy hình như bạn đang làm luật sư bào chữa có phần thiên vị cho các phụ huynh thì phải, thử hỏi bạn trong cuộc đời làm cha làm mẹ bạn đã chắc rằng không chửi nạt hay đánh đập con mình khi con mình có lỗi,và nếu có thì bạn nghĩ đúng hay sai,ở hoàn cảnh của cô giáo cũng vây, tôi ủng hộ cô giáo,chẳng có giáo dục nào? hay môi trường  rèn luyện nào? mà không đi đôi với hình phạt nếu không có hình phạt ắt sẽ không giáo dục hay rèn luyện thành công,ở quân đôi kỷ luật là sức mạnh,ông cha ta thường có câu dạy con từ thưởu lên ba,dạy vợ từ thưởu bơ vơ mới về hay người  thì roi voi thì búa vậy đó bạn không thể dạy chỉ nói suông mà không có biện pháp đặc biệt là học sinh cá biệt... ngược lại tôi không đồng ý với các phụ huynh coi con mình là ông tướng rồi cậy quyền cậy thế nhất là có học lại là ham hiểu pháp luật nhưng hành động giống như anh chị xã hội dương oai tự đắc ,để làm nhục cô giáo, người đã  chịu trách nhiệm thay cha thay mẹ  dạy bảo cho con mình nên người,đi ngược với tôn sư trọng đạo xã hội cần lên án

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn thaibinh67.nguyen vì bài viết hữu ích
    oliverachuong (13/03/2018) chinamnhi (12/03/2018) hoailamsvl (14/03/2018) TranTamDuc.1973 (13/03/2018)
  • #486735   10/03/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    thaibinh67.nguyen viết:

    Tôi đọc bài viết của bạn cảm thấy hình như bạn đang làm luật sư bào chữa có phần thiên vị cho các phụ huynh thì phải, thử hỏi bạn trong cuộc đời làm cha làm mẹ bạn đã chắc rằng không chửi nạt hay đánh đập con mình khi con mình có lỗi,và nếu có thì bạn nghĩ đúng hay sai,ở hoàn cảnh của cô giáo cũng vây, tôi ủng hộ cô giáo,chẳng có giáo dục nào? hay môi trường  rèn luyện nào? mà không đi đôi với hình phạt nếu không có hình phạt ắt sẽ không giáo dục hay rèn luyện thành công,ở quân đôi kỷ luật là sức mạnh,ông cha ta thường có câu dạy con từ thưởu lên ba,dạy vợ từ thưởu bơ vơ mới về hay người  thì roi voi thì búa vậy đó bạn không thể dạy chỉ nói suông mà không có biện pháp đặc biệt là học sinh cá biệt... ngược lại tôi không đồng ý với các phụ huynh coi con mình là ông tướng rồi cậy quyền cậy thế nhất là có học lại là ham hiểu pháp luật nhưng hành động giống như anh chị xã hội dương oai tự đắc ,để làm nhục cô giáo, người đã  chịu trách nhiệm thay cha thay mẹ  dạy bảo cho con mình nên người,đi ngược với tôn sư trọng đạo xã hội cần lên án

     Mình đồng ý với thaibinh67.nguyen, con thì bậc làm cha làm mẹ nào mà chẳng thương, tuy nhiên thương và biết cách giáo dục và bênh vực con khi cần và phải thật sự đúng trường hợp. Hành vi đó và lời nói buộc cô giáo phải quỳ thì mới bỏ qua chuyện thì thật là quá đáng, liệu bậc làm cha làm mẹ làm như thế thì giáo dục được con mình những gì? Dạy con cách gặp vấn đề gì là về méc cha mẹ để cha mẹ bênh mà giải quyết à. Như thế liệu có dạy con nên người để bước trên đường đời không? Các bậc giáo viên cũng góp phần không nhỏ để tạo nên nhân cách của con người, dạy trẻ cách cư xử văn hóa, lễ độ ngay từ nhỏ như thế mới là thành công khi đào tạo nên con người có ích cho xã hội. Tuy nhiên, cô giáo vì bị ép quá mà quỳ để giải quyết vấn đề cũng không phải là cách, hãy nên để giải quyết rõ vấn đề, và quyết liệt hơn trong cách giáo dục của mình, không sai thì cần gì hạ mình như thế. 

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn kimgam2708 vì bài viết hữu ích
    thaibinh67.nguyen (17/03/2018) TranTamDuc.1973 (13/03/2018) chinamnhi (12/03/2018)
  • #486736   10/03/2018

    Một bài viết hay nhưng không đúng bản chất vấn đề

    Đúng như trong bài đã nói, GV phạt học sinh không phải để thể hiện quyền lực, GV chân chính luôn muốn các em chăm ngoan, học giỏi, GV trách nhiệm luôn muốn các em có ý thức trong giờ học, tôn trọng bạn và tôn trọng GV... hình phạt chỉ đơn thuần phục vụ mục đích tốt đẹp đó ...nhưng tiếc rằng nó không phù hợp với quy định, thời đại... Còn với các vị PH kia, hành động của họ không thể so sánh với hành động của GV, họ bảo vệ, thương con...có! đúng là xuất phát từ tình thương mà họ đã tức giận, nhưng làm vậy...tôi chắc chắn rằng cách làm của họ chỉ có hại con: Thứ nhất: con họ sẽ thế nào khi không còn tôn trọng GV, học gì ơn một người con không còn tôn trọng? và con trẻ sẽ học cách hành xử không hay của PH để ứng xử trong cuộc sống. Thứ hai: cho dù là một GV có tinh thần cầu thị,rộng lượng nhất, họ cũng cẩn trọng hơn với các cháu ( chưa kết có GV bỏ mặc con mình) Thứ ba: hành động của PH thể hiện sự thiếu đạo đức, thể hiện tính côn đồ, ích kỷ, cá nhân, thiếu trình độ nhận thức về giới và tinh thần tôn sư trọng đạo của người Việt Nam. *** theo tôi, BGD& ĐT cần quy định những hình thức xử phạt dành cho HS Thứ nhất: bảo vệ việc được học, rèn luyện trong môi trường phù hợp cho con trẻ ( các em không thể lắng nghe khi GV giảng bài mà các bạn nói chuyện, quậy phá) Thứ hai: cần cho các em hiểu rằng, minh làm sai quy định, mình sẽ bị nhắc nhở, tiếp tục vi phạm sẽ bị xử phạt, tạo cho các em biết tôn trọng quy định để sau này các em biết tôn trọng pháp luật. Thứ ba: bảo vệ và nâng cao HS thức cho GV, tạo động lực cho GV tâm huyết hơn trong việc dạy học cho HS về mọi mặt Cũng như ở mọi gia đình, con trẻ mà bố mẹ chỉ nhẹ nhàng chỉ bảo là không đủ, cần phải có sự răn đe kỷ luật; Ở trường cũng vậy, GV nhẹ nhàng chỉ bảo thôi thì liệu các em có thực hiện đúng được các quy định không? Với 30-40 HS mà bắt các GV khuyên nhủ từng em một mà không có các hình thức xử phạt, khen thưởng thì...chắc phải có đũa thần của harypoter Tôi sợ rằng, với những quy định hiện nay cùng với áp lực của lãnh đạo, phụ huynh và cả báo chí, GV không còn tâm huyết để rèn dạy các HS, ai cũng muốn yên ổn nên họ sẽ buông bỏ nhiệt huyết của mình, đến giờ, lên lớp, đọc hết theo giáo án, hết giờ, về, mặc kệ các em có nghe, có hiểu, có chép bài, làm bài tập...họ không cần quan tâm, bởi không có một GV trách nhiệm nào lại không buồn bực tức giận khi mình giảng bài mà HS ngồi nói chuyện, ra bài tập các em không làm, ngồi trong lớp muốn làm gì thì làm,.... làm ảnh hưởng đến các em chăm ngoan cả. Và tôi tin chắc rằng không có một PH nào muốn con mình học trong một lớp học như vậy
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nphung2011 vì bài viết hữu ích
    TranTamDuc.1973 (13/03/2018) chinamnhi (12/03/2018)
  • #486748   11/03/2018

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Bảo vệ giáo viên làm sao được khi chính giáo viên đó thừa nhận hành vi của mình (bắt học sinh quỳ gối) là sai nên đã xin lỗi?
    Câu hỏi đặt ra: không phải chỉ riêng ông Thuận mà nhiều phụ huynh khác đi cùng để phản đối cô giáo là vì sao? Đa số phụ huynh hiện nay không đồng ý với việc dạy trẻ em bằng các biện pháp nhục hình.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    chinamnhi (12/03/2018)
  • #486751   11/03/2018

    Giáo dục trẻ em chưa bao giờ là dễ cả, mỗi đứa trẻ có tư duy, tính cách khác nhau hoàn toàn, liệu một phương pháp có thể áp dụng cho tất cả? Có một số học sinh có thể răn dạy bằng lời nói nhưng có một số có nói thế nào cũng không lọt tai, như vậy thì buộc phải áp dụng những biện pháp khác. Tuy nhiên, việc cô giáo bắt học sinh phải quỳ có phải là quá cực đoan hay không khi có thể phạt đứng. Có thể cô giáo phạt cũng vì muốn giáo dục học sinh, muốn học sinh chăm ngoan hơn nhưng cô lại không nghĩ đến những hệ lụy đằng sau đó.

    Trẻ em bây giờ không còn giống trước nữa, cũng như có bạn đã nói, con cái bây giờ rất được cưng chiều, có thể la đó, mắng đó nhưng cũng chỉ là hình thức, nhẹ nhàng cho qua rồi đâu lại vào đấy. Vô tình tạo cho con suy nghĩ "không ai có quyền phạt mình, ra ngoài mà bị phạt thì không phải mình sai mà là mình bị ức hiếp". Nhiều bậc phụ huynh bây giờ, cứ thấy con mình có chuyện gì ở trường là lại làm to chuyện lên, đòi kiện đòi kỷ luật giáo viên này nọ, nhưng không phải trường hợp nào cũng đúng. Như trường hợp này, cô giáo bắt con mình quỳ, thế là phụ huynh bắt cô giáo quỳ lại. Xót con, thương con nhưng cũng phải thấu tình đạt lý. Nếu nói những phụ huynh trên có địa vị thì cách hành xử của họ chả khác nào giang hồ "ăn miếng trả miếng", "có thù tất báo". Không phải vì người ngoài cuộc mà tôi có thể nói nhẹ nhàng như vậy, ai đã không từng đi học và bị phạt, chính bản thân tôi cũng vậy, nhưng lại không nói với cha mẹ, dù là trường hợp hơi oan ức chứ đừng nói bị phạt đúng tội. 

    Trẻ em cần được bảo vệ nhưng bảo vệ khi nào thật cần thiết, đôi khi nên để con mình tự đối mặt với những vấp ngã bên ngoài, không phải lúc nào cũng giang tay ra và thậm chí can thiệp quá mức như vậy. Giáo dục không phải là chuyện của mỗi nhà trường, mà còn là chuyện của chính gia đình, cách hành xử của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của con sau này. Cho nên làm việc gì cũng nên suy nghĩ thấu đáo chứ không nên nóng vội quyết định.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ThyThy2901 vì bài viết hữu ích
    chinamnhi (12/03/2018)
  • #486790   12/03/2018

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Giáo viên dạy mầm non đòi hỏi sự mềm dẻo, nhã nhặn, giáo viên các cấp bậc cao hơn đòi hỏi hình thức quản lý lớp phải linh hoạt nhưng cũng không kém phần nghiêm khắc để giữ được nền nếp của lớp, điều ấy đòi hỏi tính trách nhiệm cao của giáo viên. Tuy nhiên, nghiêm khắc không phải là bạo hành, không phải là xúc phạm, không phải là thóa mạ học trò của mình.

    Theo tôi, một giáo viên từng tâm huyết với chức vụ là cô nuôi dạy trẻ, dù là ở xã hội nào thì với chức danh, nghề nghiệp là một nhà giáo, điều các thầy cô cần truyền tải đến học sinh của mình không chỉ dừng lại ở kiến thức mà còn là đạo đức, là cách hành xử, là yêu thương. Huống chi, trong xã hội hiện đại ngày nay, việc thóa mạ, xúc phạm học sinh là điều cấm kỵ trong ngành giáo dục thì các giáo viên càng cần phải biết trao yêu thương nhiều hơn, cần biết kìm chế những bức xúc để không xảy ra những trường hợp buồn lòng tương tự.

     
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn danghaa_ vì bài viết hữu ích
    Nguyenle1299 (12/03/2018) chinamnhi (12/03/2018)
  • #486850   12/03/2018

    Mọi người đang đánh đồng việc "yêu cho roi cho vọt" là phải phạt nặng sỉ nhục bọn trẻ thì mới là giáo dục. Ai cũng nói hồi bé mình đi học cũng bị phạt bị mắng và giờ nên người đấy thôi. Vậy giáo dục tiến bộ ở chỗ nào? Phải phạt thật nặng hơn để nên người hơn hay sao. Cô giáo này mới chỉ vừa chuyển về trường, cho bọn trẻ quỳ để răn đe để dễ nghe lời. Cô là giáo viên dạy giỏi mà để học sinh sợ hãi không muốn đi học thì không hiểu cái giỏi của cô ở chỗ nào ???

    Cô cũng là người có lỗi mà giờ cứ như kiểu cô là nạn nhân, cả xã hội và các ban bệ xót thương. Có bản tường trình ghi rõ cô chỉ xin lỗi và không thật tâm nên phụ huynh mới không chấp nhận và diễn biến bị đẩyj xa như vậy. Mình chưa cảm thấy rõ cô đáng thương ở chỗ nào? 

    Đúng là quá nhiều ý kiến trái chiều. Các bạn  đọc 2 bài này xem, mình thấy đúng
    https://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/quy-noi-hoc-duong-3721132.html

    https://vnexpress.net/tin-tuc/cong-...la-nguyen-nhan-bao-luc-hoc-duong-3719762.html

     

    Cập nhật bởi Nguyenle1299 ngày 12/03/2018 03:53:03 CH
     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn Nguyenle1299 vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (12/03/2018) Ha.Phuong (13/03/2018) chinamnhi (12/03/2018) shochu (12/03/2018)
  • #486876   12/03/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Quan điểm của mình ở đây là trong vụ việc này cả 2 bên đều có lỗi, phụ huynh và giáo viên đều có những hành xử chưa đúng. Dư luận cũng chia làm 2 quan điểm trái chiều, phía "thương con" thì họ cho rằng hành vi của cô giáo  bắt học sinh quỳ là lỗi thời và không còn phù hợp, bên còn lại thì hành động của cô giáo giống như "thương cho roi cho vọt" và hành động của phụ huynh là đáng lên án. Bây giờ, nạn nhân trong vụ việc này không còn là cô giáo nữa mà là cả 3 phía ( cô giáo, phụ huynh, học sinh). Vụ việc này nên để cơ quan, nhà trường và các bên họ tự giải quyết, đừng nên tranh luận nữa mà thay vào đó hãy tìm cách làm cho nên giáo dục nước nhà được tốt lên.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn tieukhanh95 vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (12/03/2018) TranTamDuc.1973 (13/03/2018) chinamnhi (15/03/2018)
  • #486924   13/03/2018

    oliverachuong
    oliverachuong

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo quan điểm của tôi thì Cô giáo chỉ là phạt không đúng cách thôi chứ gọi là sai cũng hơi nặng, còn nhớ ngày còn bé thầy cô đôi lúc phạt tôi còn nặng hơn vì những lỗi nhỏ hơn nữa kìa nhưng sau này lớn lên tôi càng ngẫm nghĩ càng thấy thương các thầy cô hơn.

    Còn những vị phụ huynh có suy nghĩ và hành động như thế này thì con của họ không ngoan cũng là điều dễ hiểu, người viết bài này hình như có vẻ đang gỡ bớt tội cho các vị phụ huynh nhỉ?

    Thân!

    Cập nhật bởi oliverachuong ngày 13/03/2018 11:33:14 SA

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CÔNG LUẬT

    TRẦN THANH CHƯƠNG – Chuyên viên tư vấn pháp lý

    Office:416/5 Duong Quang Ham Street, Ward 5, Go Vap Dist, HCMC

    Mobile: +84.906 816 642

    Email: chuonglkt155@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn oliverachuong vì bài viết hữu ích
    chinamnhi (15/03/2018)
  • #486927   13/03/2018

    ngotanquoc
    ngotanquoc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/01/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Tôi cho rằng, cuộc chiến dư luận về vụ việc Cô giáo bắt học sinh quỳ gối - rồi phụ huynh gây áp lực cho Cô giáo quỳ.. nó không bao giờ đáp ứng được đúng yêu cầu kết quả của quý vị, do bởi 03 lý do chính sau đây:

    1/ Việt Nam thiếu thước đo tiêu chuẩn về các mức hình phạt(!): các điều luật VN viện dẫn mang tính chung chung theo kiểu người thi hành có thể duy ý chí mà làm.
    --> Như Hàn Quốc, Nhật Bản là nước phát triển và họ vẫn duy trì các chuẩn mực tiêu chuẩn về hình phạt như: quỳ gánh nước, đội xô chậu, đi trễ bị giám thị quất vào mông bằng gậy bóng chày.

    Và vì không có thước đo tiêu chuẩn, quy định cụ thể từ Nhà nước, nên người dân, dư luận ai cũng có thể đúng, ai cũng có thể bị đánh giá là sai. Chủ quan được đưa lên cao nhất lúc này.

    2/ Nền văn hóa "con cưng, con một" Á Đông ảnh hưởng sâu đậm lên các phán quyết đúng sai của các vị trong việc nhìn nhận vấn đề phạt con của quý vị là sai hay đúng. Tôi chắc chắn khi con các vị quấy phá, quý vị phạt còn hơn cả hình thức quỳ gối, nhưng tại thời khắc đó, quý vị chắc chắn cho rằng.. mình làm đúng(!). Như vậy, việc phán quyết nó hoàn toàn phụ thuộc vào việc.. "nó là con của ai".

    3/ Việc Phụ huynh bắt hay ép, hay yêu cầu cô giáo quỳ/xin lỗi: Có thể hoàn toàn không phải vì con của mình. Mà lại vì cái tôi của chính Phụ huynh đó. Theo kiểu, Phụ huynh đã bị chạm đến cái tôi, sự tự trọng, đụng đến cái bản ngã cá nhân theo kiểu "vì sao đánh cho không nể mặt chủ". Vì vậy bản chất của việc Phụ huynh yêu cầu cô giáo quỳ lại, nó không phải vì con của họ, mà vì cái chuyện Phụ huynh đang nghĩ giá trị cá nhân/ gia đình họ đang bị người khác xúc phạm. Và Phụ huynh càng có quyền lực, càng có mối quan hệ to lớn thì càng dễ có khả năng cảm thấy bị xúc phạm lớn hơn. Tin tôi đi, 80% người Á Đông sẽ còn hành xử như vầy trong 30 năm tới nữa.

    Chính vì 03 lý do chính này, mà hầu hết các vụ việc tương tự sẽ không được giải quyết, không có bài học kinh nghiệm nào được đưa ra. Không có bộ quy tắc nào được đề xuất. Nó cứ cháy âm ỉ trong lòng một Xã hội thiếu rất nhiều các bộ quy tắc ứng xử. Giáo dục ở Gia đình đã thiếu thời gian, ở Trường học thì chỉ có 45 phút một tiết để học văn hóa là không bao giờ đủ. Vì vậy, Nhà nước, Pháp luật phải có một bộ quy tắc ứng xử đưa vào dạy khi các em còn nhỏ, và người lớn cũng phải tuân theo. Giống như: mức đo mực nước: đổ vào một ly có dung tích 200ml thì toàn thể Thế giới nhìn vào đều hiểu là có 200ml nước, không thể sai lệch.

    Pháp luật là nơi giải quyết các yếu tố Chủ quan, đưa mọi nhân tố Chủ quan gặp nhau ở một điểm chung gần nhất. Và những yếu kém này, tạo nên sự phân hóa Xã hội rất sâu sắc, do trình độ, sắc thái văn hóa vùng miền quá sâu đậm.

    Đôi lời chia sẻ.

    Quốc Ngô

    Từ Australia.

    Cập nhật bởi ngotanquoc ngày 13/03/2018 11:29:45 SA Sửa con số.
     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn ngotanquoc vì bài viết hữu ích
    thaibinh67.nguyen (13/03/2018) TranTamDuc.1973 (13/03/2018) chinamnhi (15/03/2018)
  • #486999   13/03/2018

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    TÔI KHÔNG ĐỒNG Ý VỚI BẠN ngotanquoc.

    1/ Việt Nam thiếu thước đo tiêu chuẩn về các mức hình phạt(!): các điều luật VN viện dẫn mang tính chung chung theo kiểu người thi hành có thể duy ý chí mà làm.

    TRONG TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ NÀY, Ý KIẾN CỦA BẠN LÀ KHÔNG ĐÚNG: "thiếu thước đo tiêu chuẩn về các mức hình phạt(!)" LÀ KHÔNG ĐÚNG, VÌ QUY ĐỊNH RẤT RÕ TRONG GIÁO DỤC LÀ KHÔNG ĐƯỢC DÙNG HÌNH PHẠT. CẤM DÙNG HÌNH PHẠT, NHỤC HÌNH THÌ CẦN GÌ ĐỊNH LƯỢNG?

    2/ Nền văn hóa "con cưng, con một" Á Đông ảnh hưởng sâu đậm lên các phán quyết đúng sai của các vị trong việc nhìn nhận vấn đề phạt con của quý vị là sai hay đúng. Tôi chắc chắn khi con các vị quấy phá, quý vị phạt còn hơn cả hình thức quỳ gối, nhưng tại thời khắc đó, quý vị chắc chắn cho rằng.. mình làm đúng(!). Như vậy, việc phán quyết nó hoàn toàn phụ thuộc vào việc.. "nó là con của ai".

    QUAN HỆ XÃ HỘI PHẢI THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT, TRONG GIA ĐÌNH THÌ QUAN HỆ PHÁP LUẬT KHÔNG PHẢI LÀ CAO NHẤT (CHA MẸ CÓ THỂ KHÔNG TỐ CÁO CON MÌNH KHI NÓ PHẠM TỘI). NẾU KHÔNG PHẢI CON CỦA CÔ GIÁO THÌ KHÔNG ĐƯỢC DÙNG HÌNH PHẠT VỚI TRẺ.

    3/ Việc Phụ huynh bắt hay ép, hay yêu cầu cô giáo quỳ/xin lỗi: Có thể hoàn toàn không phải vì con của mình. Mà lại vì cái tôi của chính Phụ huynh đó. Theo kiểu, Phụ huynh đã bị chạm đến cái tôi, sự tự trọng, đụng đến cái bản ngã cá nhân theo kiểu "vì sao đánh cho không nể mặt chủ". Vì vậy bản chất của việc Phụ huynh yêu cầu cô giáo quỳ lại, nó không phải vì con của họ, mà vì cái chuyện Phụ huynh đang nghĩ giá trị cá nhân/ gia đình họ đang bị người khác xúc phạm. Và Phụ huynh càng có quyền lực, càng có mối quan hệ to lớn thì càng dễ có khả năng cảm thấy bị xúc phạm lớn hơn. Tin tôi đi, 80% người Á Đông sẽ còn hành xử như vầy trong 30 năm tới nữa.

    CÔ GIÁO CHẤP NHẬN QUỲ GỐI ĐỂ KHÔNG BỊ KỶ LUẬT CHỨ KHÔNG PHẢI DO PHỤ HUYNH ÉP: NẾU GẶP GIÁO VIÊN KHÁC CHƯA CHẮC CÓ CHUYỆN NÀY.

    TÔI NGHĨ KHÔNG CÓ PHỤ HUYNH NÀO "HOANG TƯỞNG" ĐẾN MỨC NGHĨ LÀ VÀO TRƯỜNG ĐỂ BUỘC CÔ GIÁO QUỲ ĐƯỢC! CÁI "TÔI" GÌ Ở ĐÂY?

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    Nguyenle1299 (14/03/2018) chinamnhi (15/03/2018)
  • #486944   13/03/2018

    shochu
    shochu

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2017
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 10 lần


    Nếu muốn thay đổi thì nên thay đổi cái làm ra xã hội ngày nay như này

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shochu vì bài viết hữu ích
    chinamnhi (15/03/2018)
  • #486973   13/03/2018

    thaibinh67.nguyen
    thaibinh67.nguyen

    Male
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2015
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 320
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 10 lần


    Tôi đồng quan điểm với bạn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thaibinh67.nguyen vì bài viết hữu ích
    chinamnhi (15/03/2018)
  • #487245   15/03/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2000)
    Số điểm: 13503
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 255 lần


    Theo mình thì trường hợp này thì cả phụ huynh và giáo viên đều sai. GIáo viên thì sai trong nghiệp vụ sư phạm khi áp dụng hình thức phạt quỳ học sinh - tác động đến thân thể học sinh. Phụ huynh thì sai trong việc xúc phạm giáo viên - Một nghề cao cả. Còn dư luận thì lại đang hùa theo đám đông và chỉ nghe thông tin từ 1 phía. Theo mình thì trường hợp này cơ quan chức năng đã tiến hành điều tra, cho nên đến khi có kết luận cuối cùng thì mọi chuyện mới chính xác và đương nhiên họ sẽ bị mức phạt chính xứng đáng rồi.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (17/03/2018) chinamnhi (16/03/2018)