Học ngành gì để làm trong Kiểm toán nhà nước? Kiểm toán nhà nước có quyền hạn gì?

Chủ đề   RSS   
  • #612280 03/06/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 498 lần


    Học ngành gì để làm trong Kiểm toán nhà nước? Kiểm toán nhà nước có quyền hạn gì?

    Kiểm toán viên nhà nước là công chức nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước bổ nhiệm vào các ngạch kiểm toán viên nhà nước để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán. Cụ thể qua bài viết sau.

    Học ngành gì để làm trong Kiểm toán nhà nước?

    Theo Điều 3 Luật Kiểm toán nhà nước 2015  quy định:

    - Kiểm toán viên nhà nước là công chức nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước bổ nhiệm vào các ngạch kiểm toán viên nhà nước để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.

    - Ngạch Kiểm toán viên nhà nước là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm toán viên nhà nước, bao gồm các ngạch: Kiểm toán viên, Kiểm toán viên chính và Kiểm toán viên cao cấp.

    Theo Điều 21 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước như sau:

    Kiểm toán viên nhà nước phải bảo đảm các tiêu chuẩn của công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và các tiêu chuẩn sau đây:

    - Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

    - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;

    - Đã có thời gian làm việc liên tục từ 05 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở Kiểm toán nhà nước từ 03 năm trở lên, không kể thời gian tập sự;

    - Có chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.

    Như vậy, để được bổ nhiệm vào các ngạch Kiểm toán viên thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung như trên và các tiêu chuẩn cụ thể tuỳ theo ngạch Kiểm toán viên. Theo đó, để làm Kiểm toán viên thì cần phải học các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán.

    Tiêu chuẩn cụ thể các ngạch Kiểm toán viên là gì?

    Theo Điều 20 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định Kiểm toán viên nhà nước gồm các ngạch sau đây:

    - Kiểm toán viên;

    - Kiểm toán viên chính;

    - Kiểm toán viên cao cấp.

    Đồng thời, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các ngạch Kiểm toán viên nhà nước.

    Tiêu chuẩn ngạch Kiểm toán viên

    Theo Điều 23 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên như sau:

    - Đáp ứng các tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước quy định tại Điều 21 Luật Kiểm toán nhà nước 2015.

    - Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về kiểm toán nhà nước; có kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.

    - Nắm được quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực kiểm toán nhà nước.

    - Đã đỗ kỳ thi ngạch Kiểm toán viên.

    Tiêu chuẩn ngạch Kiểm toán viên chính

    Theo Điều 24 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên chính như sau:

    - Nắm vững và áp dụng thành thạo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước.

    - Có năng lực đề xuất, tham mưu xây dựng chiến lược phát triển ngành, kế hoạch kiểm toán dài hạn, trung hạn và khả năng về tổng kết, nghiên cứu lý luận chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán; có khả năng xây dựng chuẩn mực kiểm toán nhà nước và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chuẩn mực kiểm toán nhà nước.

    - Hiểu biết các thông lệ và chuẩn mực kiểm toán quốc tế.

    - Đã đỗ kỳ thi ngạch Kiểm toán viên chính.

    Tiêu chuẩn ngạch Kiểm toán viên cao cấp

    Theo Điều 25 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên cao cấp như sau:

    - Nắm vững và có khả năng chỉ đạo áp dụng quy trình, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ ở các lĩnh vực kiểm toán vào hoạt động kiểm toán.

    - Có năng lực chủ trì nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ, cấp nhà nước về lĩnh vực kiểm toán nhà nước.

    - Có thâm niên tối thiểu ở ngạch Kiểm toán viên chính là 05 năm hoặc ở ngạch tương đương là 08 năm.

    - Đã đỗ kỳ thi ngạch Kiểm toán viên cao cấp.

    Như vậy, có 3 ngạch Kiểm toán viên bao gồm ngạch Kiểm toán viên, ngạch Kiểm toán viên chính và Ngạch kiểm toán viên cao cấp. Để được bổ nhiệm vào các ngạch này thì trước hết phải là công chức nhà nước và đáp ứng các điều kiện chung và điều kiện cụ thể theo quy định như trên.

    Kiểm toán nhà nước có quyền hạn gì?

    Theo Điều 11 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 quy định quyền hạn của Kiểm toán nhà nước bao gồm:

    - Trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định của pháp luật.

    - Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán;

    Được truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán để khai thác, thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán; 

    Việc truy cập dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật

    - Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu các nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán.

    - Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; kiến nghị thực hiện biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán nhà nước phát hiện.

    - Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán về sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; 

    Đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

    - Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán.

    - Đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước

    - Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

    - Trưng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết.

    - Được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; 

    Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu, tài liệu và kết luận, kiến nghị kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.

    - Kiến nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật.

    Như vậy, cơ quan Kiểm toán nhà nước sẽ có những quyền hạn theo quy định như trên.

     
    415 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận