Đối với những người học Luật thì giáo trình là một "bảo bối" không thể thiếu. Và đối với những người học Luật "siêu sao" thì Giáo trình đơn giản là "sách tham khảo".
Đương nhiên là cái gì cũng phải đọc, đọc cả hai nhé!
Ơ, câu hỏi đặt ra là Đối với những người học nên đọc Văn bản Luật hay Giáo trình trước?
Các bạn nên đọc văn bản Luật trước khi đọc Giáo trình, hay thậm gì là đọc trước khi lên lớp luôn. Vì những thông tin trong văn bản Luật là những thông tin tuyệt đối làm "trung tâm vũ trụ" (văn bản còn hiệu lực nha). Còn những tài liệu khác như giáo trình cũng dựa vào Văn bản luật mà phân tích ra (dân gian gọi là "chém gió"). Với mục đích là HIỂU RÕ HƠN ý nghĩa mà Văn bản Luật muốn nhắc đến.
Vì mục đích của Giáo trình là để người học HIỂU RÕ HƠN nên nếu không đọc Luật trước thì người học rất dễ “HIỂU BẬY HƠN”.
Vậy đáp án là: ĐỌC VĂN BẢN LUẬT TRƯỚC
Hơn nữa nếu bạn đọc Giáo trình trước thì rất có thể bạn lạc vào hai “trường phái”
Thứ nhất, “ủa, giáo trình viết cái gì vậy”, bạn không hiểu giáo trình viết về cái gì, về vấn đề gì. Từ đó bạn nghĩ học Luật rất khó (thực ra thì Luật cũng khó thật), sinh ra nãn.
Thứ hai, “ủa, dễ hiểu mà, giáo trình viết thật là hay”, bạn cảm thấy giáo trình viết rất chi tiết, dễ hiểu. Từ đó dễ dẫn tới việc “quên” đọc Luật. Mà vấn đề này rất nguy hiểm nếu người học Luật không biết căn cứ pháp lý ở đâu.
Hơn nữa, chắc gì dễ hiểu thì bạn đã hiểu đúng
Còn nếu bạn đọc Văn bản Luật trước thì có thể bạn sẽ hiểu, hoặc thông qua “phần trình bày” của Giảng viên bạn hiểu. Giáo trình để tham khảo thêm nhé!
GIÁO TRÌNH có thể có hoặc không, nhưng Văn bản Luật nhất định phải có.