Hoang mang khi xác định họ của trẻ bị bỏ rơi!!

Chủ đề   RSS   
  • #438957 18/10/2016

    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    Hoang mang khi xác định họ của trẻ bị bỏ rơi!!

    Sau khi đọc bài viết Càng đọc nhiều văn bản pháp luật, càng cảm thấy hoang mang của bạn , t cảm thấy vô cùng đồng cảm. Nguyên nhân như sau đây mọi người:

    Khoản 2 Điều 26 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.”

    Trong khi Khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP lại quy định: “2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.”

    Như vậy, mặc dù BLDS 2015 chưa có hiệu lực nhưng sắp tới đây, việc xác định họ của trẻ bị bỏ rơi phải xác định như thế nào mới đúng?

    Ví dụ: Nguyễn Văn T và Đào Thị H sinh sống với nhau như vợ chồng từ năm 2014 mà không đăng ký kết hôn. Sau đó, đầu năm 2015 do xảy ra cãi vã, hai người tách riêng. Ngày 10/1/2016, H sinh được 1 bé gái tại bệnh viện (có giấy chứng sinh). Sau sinh, H đem con về nhà ba mẹ Nguyễn Văn T trả và bỏ đi biệt tăm, không liên lạc được. Bây giờ gia đình Nguyễn Văn T tạm thời nhận nuôi bé , đi đăng lý khai sinh cho bé theo họ Nguyễn. Tuy nhiên chiếu theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì bé lại phải mang họ mẹ theo giấy chứng sinh là họ Đào.

    Vậy trường hợp này, nếu là cán bộ tư pháp mọi người sẽ xử lý như thế nào? Mong nhận được ý kiến ạ!

    Cập nhật bởi happy_smile ngày 18/10/2016 10:15:31 SA
     
    10006 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn happy_smile vì bài viết hữu ích
    anthuylaw (04/06/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #438980   18/10/2016

    ta.luatsaoviet
    ta.luatsaoviet
    Top 150
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 7879
    Cảm ơn: 88
    Được cảm ơn 297 lần


    Chào bạn,

    Khoản 2 điều 26 quy định cho trường hợp không xác định được cha lẫn mẹ, còn khoản 2 điều 15 nghị định 123 quy định cho trường đã xác định được mẹ nhưng chưa xác định được cha nên thực ra tôi thấy không có hoang mang cho lắm.

    Ở ví dụ bạn đưa ra, sẽ áp dụng theo khoản 2 điều 26 BLDS.

     
    Báo quản trị |  
  • #439003   18/10/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Theo mình thì trẻ em bị bỏ rơi, được hiểu là trẻ em không xác định được cả cha lẫn mẹ, còn như trường hợp ví dụ của bạn  thì bé gái sinh ra xác định được cả cha và mẹ mà, có điều chưa thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để xác định cụ thể danh tính của cha mẹ bé thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #454120   21/05/2017

    tam_94
    tam_94

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 976
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 28 lần


    Cảm ơn chia sẻ của bạn. Tuy nhiên quan điểm của tôi là khoản 2 Điều 26 BLDS được áp dụng khi không xác định được cha, mẹ của trẻ và trẻ không có bất kỳ thông tin gì về thân phận.

    Khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì được áp dụng khi không có thông tin về cha đẻ của trẻ, nhưng xác định được mẹ của trẻ.

     
    Báo quản trị |  
  • #454128   21/05/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 156 lần


    Theo quy định tại Điều 14, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều của Luật Hộ tịch;
     
    1. Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho UBND hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.
    Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch UBND cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; UBND cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật…
     
    2. Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, UBND cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở UBND trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.
     
    3. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, UBND cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch (Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân).
     
    Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
  • #454131   21/05/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100064
    Cảm ơn: 3497
    Được cảm ơn 5364 lần


    Bạn minhlong3110 trích dẫn nội dung nghị định làm gì nhỉ ?

     
    Báo quản trị |  
  • #454159   22/05/2017

    phapluatkinhte31
    phapluatkinhte31

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/09/2008
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cái ví dụ chẳng liên quan đến việc trẻ em bị bỏ rơi. Đứa nhỏ do H giao lại cho gia đình nhà T. Nhà T đăng ký khai sinh cho con, cháu của họ.

     
    Báo quản trị |  
  • #456037   04/06/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Mình đông ý trường hợp không xác định được cả cha mẹ thì áp dụng Khoản 2 Điều 26 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.”

     

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |