Sau vụ cháy chung cư Carina Plaza, tưởng chừng những nổi lo sẽ được giải quyết thỏa đáng nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đó, các đơn vị liên quan bắt đầu rủ bỏ trách nhiệm và vị trí “trách nhiệm” hoán đổi ở các mác mang tên “Chủ đầu tư”.
Với tỷ lệ 95% vốn đầu tư với dự án tại chung cư, Công ty 577 phủ nhận vai trò bằng việc xác định vị trí chỉ là đơn vị góp vốn vào Công ty Hùng Thanh và sẽ đứng ra hỗ trợ giải quyết sự cố với Hùng Thanh.
Vậy chủ đầu tư thực sự là ai? Trách nhiệm của họ như thế nào mà đến khi xảy ra sự cố lại phủ nhận như vậy?
Chủ đầu tư được quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật xây dựng 2014 là những người hay tổ chức đầu tư vốn hoặc được giao vốn để triển khai xây dựng các công trình hay dự án. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước người quyết định đầu tư và pháp luật về chất lượng, tiến độ và hiệu quả đầu tư của các công trình xây dựng, đồng thời thực hiện theo dõi các đơn vị thầu thực hiện thi công dự án và các yêu cầu về chất lượng, an toàn của dự án. Vì vậy, chủ đầu tư phải tuân thủ các quy định pháp luật trong quá trình triển khai dự án cũng như khắc phục những hậu quả của dự án (nếu có) để tạo niềm tin cho khách hàng.
Nhà đầu tư tham gia vào hợp đồng góp vốn là tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ góp đủ và đúng hạn theo tiến độ quy định. Việc huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định tại Khoản 3 Điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ-CP phải thông qua hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Trong trường hợp này, dễ để nhìn nhận Hùng Thanh đang bị động bởi NBB, bởi tính xác thực mà dư luận đang hoài nghi về tỷ lệ vốn cũng như vai trò của NBB trong vụ việc. Với số tiền đầu tư lớn cho dự án như vậy không lý nào NBB lại để Hùng Thanh thực hiện những công việc mang tính hệ lụy lâu dài như vậy. Theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp 2014, tại Điều 189 thì với việc sở hữu tỷ lệ góp vốn lớn, dễ dàng xác định Công ty NBB là công ty mẹ của Hùng Thanh. Theo nội dung điều luật, công ty mẹ sẽ thể hiện quyền lực của mình qua quyền bỏ phiếu, quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo hoặc quyền tham gia quản lý, điều hành. Thông thường, việc kiểm soát, chi phối của công ty mẹ thể hiện ở việc tác động tới cơ cấu tổ chức hay các quyết định quan trọng tới hoạt động của công ty con. Cùng với đó, NBB sẽ đi kèm với quyền và nghĩa vụ sau:
- Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng
- Khi công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của những người có quyền hạn trong công ty con và buộc công ty con này phải thực hiện các hoạt động kinh doanh thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm nếu gây ra thiệt hại. Khi đó, người phải liên đới chịu trách nhiệm về các thiệt hại là người quản lý của công ty mẹ.
Với mô tuýp mẹ - con, việc phát triển dự án đầu tư bất động sản hiện nay đều nhằm giới hạn trách nhiệm của công ty mẹ khi xảy ra sự cố. Bên cạnh đó sẽ dễ dàng hơn trong việc chuyển nhượng dự án vì đa phần công ty con là pháp nhân độc lập với công ty mẹ và có nguồn vốn tương đối nhỏ và khi có những sự cố xảy ra thì công ty con sẽ “chịu trận”. Từ những căn cứ trên, chúng ta có thể xác định NBB là đơn vị kiểm soát trực tiếp dự án đầu tư, với trách nhiệm mà chủ đầu tư phải gánh chịu như đã đề cập thì NBB đương nhiên phủ nhận vị trí của mình để giảm thiếu bớt những rủi ro về tài chính và uy tín là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, một điều nghịch lý là NBB một mặt phủ bỏ trách nhiệm, mặc khác lại tỏ ra khá thiện chí để hỗ trợ trước mắt với khoản 300.000/ngày/hộ thuê nhà để cứu vớt Hùng Thanh nhưng thực chất là “phủi tay” vớt giá cổ phiếu đang tụt dốc. Rõ ràng sự từ chối trên danh nghĩa chủ đầu tư nhưng với sự suy giảm về hàng loạt các phiên giao dịch của NBB đã chứng minh NBB là “ông chủ” chính trong dự án này.
Ở tình hình hiện tại dù là chủ đầu tư hay đơn vị góp vốn thì cũng cần những bằng chứng cụ thế cho vai trò của pháp nhân đối với sự việc này để có những đền bù thỏa đáng và những trách nhiệm pháp lý đương nhiên.
Bạn đánh giá mức độ trách nhiệm của từng đơn vị như thế nào về vấn đề này?