Hoa lợi , lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng

Chủ đề   RSS   
  • #192937 11/06/2012

    CANHDUONGTH

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2012
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 280
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Hoa lợi , lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng

    Cho em hỏi: lợi tức, hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng có được xem là tài sản riêng của vơ, chông?
     
    35896 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #192985   11/06/2012

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    chào bạn #edf5f9;">CANHDUONGTH
    thứ nhất, tài sản riêng vợ chồng là tài sản theo điều 27 luật hn-gđ, trong đó có thu nhập hợp pháp khác.
    thứ 2: tài sản riêng của vợ chồng được quy định theo điều 32 luật hn-gd
    những tài sản nào thuộc danh mục tài sản riêng sẽ là tài sản riêng, còn nếu ko, nó là tài sản chung. do đó, nếu ko xét đến trường hợp chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, thì hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng là tài sản chung của vợ chông nhé bạn
    thân ái

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #192996   11/06/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    takeshilaw viết:
    chào bạn 
    thứ nhất, tài sản riêng vợ chồng là tài sản theo điều 27 luật hn-gđ, trong đó có thu nhập hợp pháp khác.
    thứ 2: tài sản riêng của vợ chồng được quy định theo điều 32 luật hn-gd
    những tài sản nào thuộc danh mục tài sản riêng sẽ là tài sản riêng, còn nếu ko, nó là tài sản chung. do đó, nếu ko xét đến trường hợp chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, thì hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng là tài sản chung của vợ chông nhé bạn
    thân ái


    Không phải vậy đâu !

    Khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ quy định: "Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình,...".

    Như vậy theo quy định trên thì người có tài sản riêng sẽ có quyền sở hữu đối với tài sản riêng đó với đầy đủ 3 nội dung là chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.

    Mà theo quy định tại Điều 192 BLDS thì quyền sử dụng là quyền khải thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

    Vậy thì hoa lợi, lợi tức có được từ tài sản riêng của ai thì người đó được hưởng, nghĩa là nó vẫn thuộc tài sản riêng của người có tài sản (trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 33 Luật HN&GĐ).

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    takeshilaw (11/06/2012)
  • #193051   12/06/2012

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần


    BachThanhDC viết:
    takeshilaw viết:
    chào bạn 
    thứ nhất, tài sản riêng vợ chồng là tài sản theo điều 27 luật hn-gđ, trong đó có thu nhập hợp pháp khác.
    thứ 2: tài sản riêng của vợ chồng được quy định theo điều 32 luật hn-gd
    những tài sản nào thuộc danh mục tài sản riêng sẽ là tài sản riêng, còn nếu ko, nó là tài sản chung. do đó, nếu ko xét đến trường hợp chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, thì hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng là tài sản chung của vợ chông nhé bạn
    thân ái


    Không phải vậy đâu !

    Khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ quy định: "Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình,...".

    Như vậy theo quy định trên thì người có tài sản riêng sẽ có quyền sở hữu đối với tài sản riêng đó với đầy đủ 3 nội dung là chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.

    Mà theo quy định tại Điều 192 BLDS thì quyền sử dụng là quyền khải thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

    Vậy thì hoa lợi, lợi tức có được từ tài sản riêng của ai thì người đó được hưởng, nghĩa là nó vẫn thuộc tài sản riêng của người có tài sản (trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 33 Luật HN&GĐ).

    Chào cả nhà!
    Em đồng ý với CANHDUONGTH và có một ý kiến khác ở đây anh BachthanhDc!
    Đồng ý với anh khoản 1 điều 33 quy định như vậy nhưng hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân lại là tài sản chung ah. 
    Ở đây chỉ trừ trường hợp vợ và chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân mới là tài sản riêng mà thôi.
    (để ý ở đây là hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân).
    Cập nhật bởi garan ngày 12/06/2012 07:19:28 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #193140   12/06/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Em cũng xin góp chút ý kiến về cách hiểu nôm na là như thế này
    -Tài sản riêng của vợ hoặc chồng có trước thời kỳ hôn nhân hiển nhiên là của vợ chồng điều 32 luật HNGĐ
    -Tài sản mà vợ chồng có trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.điều 27 Luật HNGĐ,điều 5 nghị định 70 /2001/nđ-cp,và điều 3 nghị quyết02/2000/NQ-HĐTP. /> Nếu có xảy ra tranh chấp chia tài sản trong trường hợp này sẽ chia theo nguyên tắc phán đoán tài sản chung.Tức là nếu bên nào có thể đưa ra bằng chứng chứng minh nó là tài sản riêng của mình thì đó là tài sản riêng của người đó còn lại nêu không cứ tài sản nào có trong thời kỳ hôn nhân thì cứ coi là tài sản chung. Đối với hoa lợi,lợi tức trong trường hợp này thì không phân biệt nguồn gốc xuất phát là từ tài sản chung hay tài sản riêng pháp luật đều coi là là tài sản chung
    ví dụ.
    A và B cưới nhau,A được bố mẹ cho 100 triệu,do không dùng đến số tiền này nên A đã đem đi gửi ngân hàng,theo quy định tại điều 3 nghị quyết02/2000/NQ-HĐTP thì số lãi từ 100 triệu trên là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
    -
    Với tài sản được chia theo điều 29 luật HNGĐ 2000 về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.Với tài sản đã chia ra thành của vợ hoặc của chồng thì hoa lợi,lợi tức phát sinh ra từ tài sản của ai thì là của riêng người đó nếu 2 người không có thảo thuận khác.Bạn có thể xem thêm điều 8 NĐ70/2001/nđ-cp /> ví dụ
    A lấy B.vì mục đích kinh doanh nên A và B đã chia tài sản chung theo điều 29.A giữ 400 triệu và B có 400 triệu có chia bằng văn bản nhé.A mang ố tiền trên đi gửi ngân hàng thì tiền lãi hàng tháng sẽ là của riêng A.
    Cập nhật bởi longquochan ngày 12/06/2012 12:08:03 CH Cập nhật bởi longquochan ngày 12/06/2012 12:06:22 CH

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #193146   12/06/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    garan viết:

    Chào cả nhà!
    Em đồng ý với CANHDUONGTH và có một ý kiến khác ở đây anh BachthanhDc!
    Đồng ý với anh khoản 1 điều 33 quy định như vậy nhưng hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân lại là tài sản chung ah. 
    Ở đây chỉ trừ trường hợp vợ và chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân mới là tài sản riêng mà thôi.
    (để ý ở đây là hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân).

    Chào em!
    Em thử đưa ra một căn cứ pháp lý nào đó để chứng minh "hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân lại là tài sản chung" coi?

    Đúng là theo Điều 8 Nghị định số70/2001/NĐ-CP quy định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người (trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác). Nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ trong trường hợp vợ và chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân mới là tài sản riêng, còn các trường hợp khác thì vẫn là tài sản chung. Bởi vì Nghị định này cũng như tất cả các văn bản pháp luật khác liên quan đến chế định tài sản của vợ chồng không có bất cứ một quy định nào nói như vậy.

    Dưới góc độ lý luận thì sau khi vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà mỗi người được chia sẽ trở thành tài sản riêng của họ và hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng đã được chia này thuộc sở hữu riêng của mỗi người. Vậy thì tại sao đối với tài sản riêng mà mỗi người có được không xuất phát từ việc chia tài sản chung thì hoa lợi phát sinh từ nó lại thuộc sở hữu chung được. 

    Ngoài khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ thì tại khoản 1 Điều 213 BLDS cũng quy định: "Cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hoặc sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác phù hợp với quy định của pháp luật". Việc hưởng hoa lợi, lợi tức là một trong những nội dung cơ bản của quyền sử dụng. Vậy thì vợ hoặc chồng có quyền sử dụng tài sản riêng thì đương nhiên được hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó, nghĩa là nó cũng là tài sản riêng. Còn nếu nó lại là tài sản chung như quan điểm của em thì pháp luật đã chẳng cần phải đưa ra quy định tại khoản 5 Điều 33 Luật HN&GĐ làm gì.

    Có thể lấy vài ví dụ thực tiễn thế này:

    - Người chồng được thừa kế riêng một khoản tiền 500tr đồng. Anh ta không nhập nó vào khối tài sản chung của vợ chồng mà đầu tư mua một miếng đất rồi để đó. Một thời gian sau anh ta bán đất được 1 tỷ. Vậy chẳng lẽ khoản tiền lãi 500tr đồng có được lại thuộc sở hữu chung của vợ chồng? 

    - Hoặc người vợ được thừa kế riêng một mảnh đất, tại thời điểm được chia thừa kế nó có giá trị 500tr đồng. Chị vợ cũng không nhập nó vào khối tài sản chung của vợ chồng mà cứ để đó. Một thời gian sau chị bán đất được 1 tỷ. Vậy chẳng lẽ khoản tiền lãi 500tr chênh lệch có được do đất lên giá lại thuộc sở hữu chung của vợ chồng? 

    Thân ái!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #193147   12/06/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    longquochan viết:
    Đối với hoa lợi,lợi tức trong trường hợp này thì không phân biệt nguồn gốc xuất phát là từ tài sản chung hay tài sản riêng pháp luật đều coi là là tài sản chung
    ví dụ.
    A và B cưới nhau,A được bố mẹ cho 100 triệu,do không dùng đến số tiền này nên A đã đem đi gửi ngân hàng,theo quy định tại điều 3 nghị quyết02/2000/NQ-HĐTP thì số lãi từ 100 triệu trên là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.



    3. Tài sản chung của vợ chồng (Điều 27).

    a. Khoản 1 Điều 27 đã quy định tài sản chung của vợ chồng và hình thức sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng. "Những thu thập hợp pháp khác" của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể là tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số, mà vợ, chồng có được hoặc tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại các Điều 247, 248, 249, 250, 251 và 252 Bộ luật dân sự... trong thời kỳ hôn nhân.

    b. Khoản 2 Điều 27 quy định: "Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng".

    Thực tiễn cho thấy chỉ có tài sản rất lớn, rất quan trọng đối với đời sống gia đình thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu mới ghi tên của cả vợ chồng (như: nhà ở, quyền sử dụng đất...), song cũng không phải trong mọi trường hợp. Đối với các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận thường chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng (như: xe môtô, xe ôtô, tàu, thuyền vận tải...). Mặt khác, khoản 1 Điều 32 đã quy định cụ thể về tài sản riêng của vợ chồng. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 Điều 32 (ví dụ: được thừa kế riêng một khoản tiền và dùng khoản tiền này mua cho bản thân một chiếc xe môtô mà không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng). Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3 Điều 27 tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.


    Chào bạn longquochan!

    Trên đây là toàn văn Mục 3 Nghị quyết số02/2000/NQ-HĐTP, nhưng nó chẳng có bất cứ một quy định nào như ý kiến của bạn được trích dẫn ở trên.

    Thân ái!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #193159   12/06/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    BachThanhDC viết:
    longquochan viết:
    Đối với hoa lợi,lợi tức trong trường hợp này thì không phân biệt nguồn gốc xuất phát là từ tài sản chung hay tài sản riêng pháp luật đều coi là là tài sản chung
    ví dụ.
    A và B cưới nhau,A được bố mẹ cho 100 triệu,do không dùng đến số tiền này nên A đã đem đi gửi ngân hàng,theo quy định tại điều 3 nghị quyết02/2000/NQ-HĐTP thì số lãi từ 100 triệu trên là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.



    3. Tài sản chung của vợ chồng (Điều 27).

    a. Khoản 1 Điều 27 đã quy định tài sản chung của vợ chồng và hình thức sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng. "Những thu thập hợp pháp khác" của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể là tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số, mà vợ, chồng có được hoặc tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại các Điều 247, 248, 249, 250, 251 và 252 Bộ luật dân sự... trong thời kỳ hôn nhân.

    b. Khoản 2 Điều 27 quy định: "Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng".

    Thực tiễn cho thấy chỉ có tài sản rất lớn, rất quan trọng đối với đời sống gia đình thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu mới ghi tên của cả vợ chồng (như: nhà ở, quyền sử dụng đất...), song cũng không phải trong mọi trường hợp. Đối với các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận thường chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng (như: xe môtô, xe ôtô, tàu, thuyền vận tải...). Mặt khác, khoản 1 Điều 32 đã quy định cụ thể về tài sản riêng của vợ chồng. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 Điều 32 (ví dụ: được thừa kế riêng một khoản tiền và dùng khoản tiền này mua cho bản thân một chiếc xe môtô mà không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng). Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3 Điều 27 tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.


    Chào bạn longquochan!

    Trên đây là toàn văn Mục 3 Nghị quyết số02/2000/NQ-HĐTP, nhưng nó chẳng có bất cứ một quy định nào như ý kiến của bạn được trích dẫn ở trên.

    Thân ái!

    Chào anh sở dĩ em đưa điều 3 nghị quyết 02/2000 vào, bởi lẽ theo em được biết thì việc chia hoa lợi,lợi tức từ tài sản chung này không có văn bản quy định hướng dẫn cụ thể nào,em thấy cô giảng chỉ nói về việc chia hoa lợi,lợi tức xuất phát từ tài sản chung này được chia theo nguyên tắc phán đoán tài sản chung.Vì vậy việc áp dụng nguyên tắc này vào trong điều 3 nghị quyết 02/2000 không biết là có sai hay không ?

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #193231   12/06/2012

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chào mọi người. Mình có ý kiến thế này:

    Theo Luật hôn nhân và gia đình:

    Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.
    (điều 32 khoản 1)

    Và:

    Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
    (điều 27 khoản 1)

    Như vậy, hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng không thuộc các trường hợp được quy định tại điều 32 khoản 1 và nó lại thuộc trường hợp là thu nhập hợp pháp của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Vậy theo quy định của luật, nó là tài sản chung của vợ chồng.

    Quan điểm của anh về thì đúng về mặt luật dân sự, nhưng nếu xét trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình thì phải áp dụng luật hôn nhân và gia đình thì hợp lý hơn vì ở đây còn xét đến tính cộng đồng giữa vợ và chồng trong việc xây dựng và phát triển gia đình nữa, chứ nếu của tôi tôi giữ, của anh anh lo thì ko hợp lý lắm theo phong tục Việt Nam :D

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    lawyertanluc (03/01/2020)
  • #193233   12/06/2012

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    sau khi nghe trao đổi của mọi người về vấn đề này thì theo mình, ý kiến của anh BachThanhDC hoàn toàn đúng.
    bởi vì, tài sản riêng của vợ chồng là tài sản có trc hôn nhân, được tặng cho riêng....
    ở đây, vợ hoặc chồng là chủ sở hữu hợp pháp nên có tất cả các quyền năng của 1 chủ sở hữu, trong đó có quyền được hưởng hoa lợi lợi tức có được từ tài sản của mình.
    theo nguyên tắc suy đoán pháp lí, nếu tài sản phát sinh trong thời kì hôn nhân, nếu ko có chứng minh nó là tài sản riêng thì sẽ là tài sản chung.
    do đó, nếu một bên cho rằng đó là tài sản riêng thì có nghĩa vụ phải chứng minh được tài sản đó.
    như vậy. về nguyên tắc, hoa lợi, lợi tức vẫn thuộc về 1 bên có tài sản riêng đó. 
    vài lời trao đổi
    thân!

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #193236   12/06/2012

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần


    hi. EM vẫn muốn bảo vệ ý kiến của em!
    Những căn cứ pháp lý thì mọi người đưa hết lên trên rồi. Nhưng tất cả những căn cứ của anh không có căn cứ nào nói hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng cả. Luật cũng chỉ quy định Vợ hoặc chồng chứng minh được đó là tài sản riêng thì của mình thì đó mới là tài sản riêng, luật cũng không quy định hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó là riêng hay chung.
    Mà điều mấu chốt ở đây là nó phát sinh trong thời kỳ hôn nhân mà hai vợ chồng (không hoặc chưa) chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân!
     
    Báo quản trị |  
  • #193243   12/06/2012

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần


    Chào #ca0002;">takeshilaw!
    Bạn làm tôi giật mình với nguyên tắc "suy đoán pháp lý của bạn".
     Ở đây cần phải xác định rõ sự khác biệt giữa đối tượng điều chỉnh của luật dân sự và luật HN&GĐ. Luật dân sự là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. có nghĩa là đề cao yếu tố tài sản. Còn Luật HN&GĐ là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Có nghĩa là đề cao yếu tố nhân thân. EM vẫn muốn nhắc lại mấu chốt ở đây là "phát sinh trong thời kỳ hôn nhân". NHững "căn cứ" mà anh thành đưa ra chủ yếu là dựa trên luật dân sự mà cũng không hẳn là căn cứ.
    Hoàn toàn đồng ý với ý kiến của anh Quang. 
     
    Báo quản trị |  
  • #193258   12/06/2012

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    chào bạn #fff8df;">garan
    suy cho cùng, luật hôn nhân gia đình cũng chỉ là luật con, còn BLDS là luật mẹ,nếu không có quy định trong luật HN-GD thì hoàn toàn có thể áp dụng các nguyên tắc của BLDS để giải quyết,
    ở đây, tài sản phát sinh hợp pháp trong thời kì hôn nhân là tài sản chung, nếu chứng minh được tài sản đó là tài sản riêng thì đó là tài sản riêng, vậy đó ko phải là nguyên tắc thì là gì bạn nhỉ.

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #193291   12/06/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Mình có chút quan điểm trái chiều vơi ý kiến của bạn bởi lẽ
    Nếu như không áp dụng nguyên tắc phán đoán tài sản chung trong trường hợp này thì việc quy định thêm điều 29,30 luật HNGĐ, quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là thừa.giả sử chia như trường hợp bạn nói thì việc phân chia hoa lợi và lợi tức trong thời kỳ hôn nhân và sau khi đã chia tài sản chung là như nhau.Mà theo như phong tục Việt Nam, kể cả đối với những tài sản lớn thì vợ chồng vẫn chỉ đứng tên vợ hoặc chồng qua đó khi có tranh chấp xảy ra ,theo pháp luật dân sự Việt Nam điều 134 quy định vô hiệu về hình thức.Như vậy hẳn là sẽ bất lợi cho một trong hai bên.Vậy thì những đóng góp của một trong hai người vào tài sản đó trong thời kỳ hôn nhân là vô nghĩa hay sao?.
    Theo nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên mà ở Việt Nam thì đặc biệt là phụ nữ, thì việc chia hoa lợi,lợi tức trong thời kỳ hôn nhân không phụ thuộc vào nguồn gốc xuất phát của tài sản đó là chung hay riêng đều chia như tài sản chung là hợp lý hơn cả.

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn longquochan vì bài viết hữu ích
    lawyertanluc (03/01/2020)
  • #193303   13/06/2012

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    longquochan viết:
    Mình có chút quan điểm trái chiều vơi ý kiến của bạn bởi lẽ
    Nếu như không áp dụng nguyên tắc phán đoán tài sản chung trong trường hợp này thì việc quy định thêm điều 29,30 luật HNGĐ, quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là thừa.giả sử chia như trường hợp bạn nói thì việc phân chia hoa lợi và lợi tức trong thời kỳ hôn nhân và sau khi đã chia tài sản chung là như nhau.Mà theo như phong tục Việt Nam, kể cả đối với những tài sản lớn thì vợ chồng vẫn chỉ đứng tên vợ hoặc chồng qua đó khi có tranh chấp xảy ra ,theo pháp luật dân sự Việt Nam điều 134 quy định vô hiệu về hình thức.Như vậy hẳn là sẽ bất lợi cho một trong hai bên.Vậy thì những đóng góp của một trong hai người vào tài sản đó trong thời kỳ hôn nhân là vô nghĩa hay sao?.
    Theo nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên mà ở Việt Nam thì đặc biệt là phụ nữ, thì việc chia hoa lợi,lợi tức trong thời kỳ hôn nhân không phụ thuộc vào nguồn gốc xuất phát của tài sản đó là chung hay riêng đều chia như tài sản chung là hợp lý hơn cả.

    cái đoạn mình bôi đen ở trên, tại sao phân chia hoa lợi, lợi tức trong thời kì hôn nhân và sau khi đã chia tài sản chung là như nhau được hả bạn, 
    theo quan điểm của tôi thì hoa lợi lợi tức nếu phát sinh trong thời kì hôn nhân từ tài sản chung thì đó là tài sản chung, trong khi đó, việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân thì hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản đã chia là tài sản riêng, phát sinh từ phần chưa chia thì là tài sản chung.
    điều này đâu có gì mâu thuẫn và cũng đâu có thừa đâu bạn nhỉ, 
    đối vs phần màu đỏ, 1 bên có thể đứng tên trên tài sản chung của gia đình,theo điểm b khoản 3 nghị quyết 02,  nếu ko chứng minh tài sản đang tranh chấp là tài sản riêng thì nó là tài sản chung.
    phần màu xanh, tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất, ko tính đến phần đóng góp của mỗi bên, và hoa lợi lợi tức phát sinh từ đó cũng là tài sản chung hợp nhất, vậy tại sao bạn lại nói nó vô nghĩa nhỉ?


    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #193389   13/06/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    takeshilaw viết:
    longquochan viết:
    Mình có chút quan điểm trái chiều vơi ý kiến của bạn bởi lẽ
    Nếu như không áp dụng nguyên tắc phán đoán tài sản chung trong trường hợp này thì việc quy định thêm điều 29,30 luật HNGĐ, quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là thừa.giả sử chia như trường hợp bạn nói thì việc phân chia hoa lợi và lợi tức trong thời kỳ hôn nhân và sau khi đã chia tài sản chung là như nhau.Mà theo như phong tục Việt Nam, kể cả đối với những tài sản lớn thì vợ chồng vẫn chỉ đứng tên vợ hoặc chồng qua đó khi có tranh chấp xảy ra ,theo pháp luật dân sự Việt Nam điều 134 quy định vô hiệu về hình thức.Như vậy hẳn là sẽ bất lợi cho một trong hai bên.Vậy thì những đóng góp của một trong hai người vào tài sản đó trong thời kỳ hôn nhân là vô nghĩa hay sao?.
    Theo nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên mà ở Việt Nam thì đặc biệt là phụ nữ, thì việc chia hoa lợi,lợi tức trong thời kỳ hôn nhân không phụ thuộc vào nguồn gốc xuất phát của tài sản đó là chung hay riêng đều chia như tài sản chung là hợp lý hơn cả.

    cái đoạn mình bôi đen ở trên, tại sao phân chia hoa lợi, lợi tức trong thời kì hôn nhân và sau khi đã chia tài sản chung là như nhau được hả bạn, 
    theo quan điểm của tôi thì hoa lợi lợi tức nếu phát sinh trong thời kì hôn nhân từ tài sản chung thì đó là tài sản chung, trong khi đó, việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân thì hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản đã chia là tài sản riêng, phát sinh từ phần chưa chia thì là tài sản chung.
    điều này đâu có gì mâu thuẫn và cũng đâu có thừa đâu bạn nhỉ, 
    đối vs phần màu đỏ, 1 bên có thể đứng tên trên tài sản chung của gia đình,theo điểm b khoản 3 nghị quyết 02,  nếu ko chứng minh tài sản đang tranh chấp là tài sản riêng thì nó là tài sản chung.
    phần màu xanh, tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất, ko tính đến phần đóng góp của mỗi bên, và hoa lợi lợi tức phát sinh từ đó cũng là tài sản chung h���p nhất, vậy tại sao bạn lại nói nó vô nghĩa nhỉ?



    Sở dĩ mình viets như vậy bởi bài viết này của bạn,mình xin trích lại nguyên văn như sau
    ''sau khi nghe trao đổi của mọi người về vấn đề này thì theo mình, ý kiến của anh BachThanhDC hoàn toàn đúng.
    bởi vì, tài sản riêng của vợ chồng là tài sản có trc hôn nhân, được tặng cho riêng....
    ở đây, vợ hoặc chồng là chủ sở hữu hợp pháp nên có tất cả các quyền năng của 1 chủ sở hữu, trong đó có quyền được hưởng hoa lợi lợi tức có được từ tài sản của mình.
    theo nguyên tắc suy đoán pháp lí, nếu tài sản phát sinh trong thời kì hôn nhân, nếu ko có chứng minh nó là tài sản riêng thì sẽ là tài sản chung.
    do đó, nếu một bên cho rằng đó là tài sản riêng thì có nghĩa vụ phải chứng minh được tài sản đó.
    như vậy. về nguyên tắc, hoa lợi, lợi tức vẫn thuộc về 1 bên có tài sản riêng đó. ''

    vài lời trao đổi
    thân!
    Từ nguyên tắc phán đoán tài sản chung thì bất cứ hoa lợi, lợi tức nào phát sinh trong thời kỳ hôn nhân,không phân biệt nguồn gốc xuất phát là tài sản chung hay riêng thì đều được chia như là tài sản chung .
    Tớ lấy ví dụ
    A và B lấy nhau.A được bố mẹ cho riêng 400 triệu,do không dùng đến số tiền này nên A mang đi gửi ngân hàng.Về mặt pháp lý theo điều 32 luật HNGĐ thì đây là tài sản riêng của A.Tuy nhiên theo nguyên tắc chia hoa lợi lợi tức thì số tiền lãi của 400 triệu này B phải được hưởng
    Xét lại phần của cậu mà tớ đã gạch chân theo ý tớ hiểu thì hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân là của chủ sở hữu khối tài sản riêng đó.
    áp dụng lý thuyết của bạn trong ví dụ trên thì tiền lãi chỉ là của riêng A.Vì vậy nếu có tranh chấp thì B cũng không được hưởng số tiền lãi đó.

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #193564   13/06/2012

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    longquochan viết:
    takeshilaw viết:
    longquochan viết:
    Mình có chút quan điểm trái chiều vơi ý kiến của bạn bởi lẽ
    Nếu như không áp dụng nguyên tắc phán đoán tài sản chung trong trường hợp này thì việc quy định thêm điều 29,30 luật HNGĐ, quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là thừa.giả sử chia như trường hợp bạn nói thì việc phân chia hoa lợi và lợi tức trong thời kỳ hôn nhân và sau khi đã chia tài sản chung là như nhau.Mà theo như phong tục Việt Nam, kể cả đối với những tài sản lớn thì vợ chồng vẫn chỉ đứng tên vợ hoặc chồng qua đó khi có tranh chấp xảy ra ,theo pháp luật dân sự Việt Nam điều 134 quy định vô hiệu về hình thức.Như vậy hẳn là sẽ bất lợi cho một trong hai bên.Vậy thì những đóng góp của một trong hai người vào tài sản đó trong thời kỳ hôn nhân là vô nghĩa hay sao?.
    Theo nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên mà ở Việt Nam thì đặc biệt là phụ nữ, thì việc chia hoa lợi,lợi tức trong thời kỳ hôn nhân không phụ thuộc vào nguồn gốc xuất phát của tài sản đó là chung hay riêng đều chia như tài sản chung là hợp lý hơn cả.

    cái đoạn mình bôi đen ở trên, tại sao phân chia hoa lợi, lợi tức trong thời kì hôn nhân và sau khi đã chia tài sản chung là như nhau được hả bạn, 
    theo quan điểm của tôi thì hoa lợi lợi tức nếu phát sinh trong thời kì hôn nhân từ tài sản chung thì đó là tài sản chung, trong khi đó, việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân thì hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản đã chia là tài sản riêng, phát sinh từ phần chưa chia thì là tài sản chung.
    điều này đâu có gì mâu thuẫn và cũng đâu có thừa đâu bạn nhỉ, 
    đối vs phần màu đỏ, 1 bên có thể đứng tên trên tài sản chung của gia đình,theo điểm b khoản 3 nghị quyết 02,  nếu ko chứng minh tài sản đang tranh chấp là tài sản riêng thì nó là tài sản chung.
    phần màu xanh, tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất, ko tính đến phần đóng góp của mỗi bên, và hoa lợi lợi tức phát sinh từ đó cũng là tài sản chung h���p nhất, vậy tại sao bạn lại nói nó vô nghĩa nhỉ?



    Sở dĩ mình viets như vậy bởi bài viết này của bạn,mình xin trích lại nguyên văn như sau
    ''sau khi nghe trao đổi của mọi người về vấn đề này thì theo mình, ý kiến của anh BachThanhDC hoàn toàn đúng.
    bởi vì, tài sản riêng của vợ chồng là tài sản có trc hôn nhân, được tặng cho riêng....
    ở đây, vợ hoặc chồng là chủ sở hữu hợp pháp nên có tất cả các quyền năng của 1 chủ sở hữu, trong đó có quyền được hưởng hoa lợi lợi tức có được từ tài sản của mình.
    theo nguyên tắc suy đoán pháp lí, nếu tài sản phát sinh trong thời kì hôn nhân, nếu ko có chứng minh nó là tài sản riêng thì sẽ là tài sản chung.
    do đó, nếu một bên cho rằng đó là tài sản riêng thì có nghĩa vụ phải chứng minh được tài sản đó.
    như vậy. về nguyên tắc, hoa lợi, lợi tức vẫn thuộc về 1 bên có tài sản riêng đó. ''

    vài lời trao đổi
    thân!
    Từ nguyên tắc phán đoán tài sản chung thì bất cứ hoa lợi, lợi tức nào phát sinh trong thời kỳ hôn nhân,không phân biệt nguồn gốc xuất phát là tài sản chung hay riêng thì đều được chia như là tài sản chung .
    Tớ lấy ví dụ
    A và B lấy nhau.A được bố mẹ cho riêng 400 triệu,do không dùng đến số tiền này nên A mang đi gửi ngân hàng.Về mặt pháp lý theo điều 32 luật HNGĐ thì đây là tài sản riêng của A.Tuy nhiên theo nguyên tắc chia hoa lợi lợi tức thì số tiền lãi của 400 triệu này B phải được hưởng
    Xét lại phần của cậu mà tớ đã gạch chân theo ý tớ hiểu thì hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân là của chủ sở hữu khối tài sản riêng đó.
    áp dụng lý thuyết của bạn trong ví dụ trên thì tiền lãi chỉ là của riêng A.Vì vậy nếu có tranh chấp thì B cũng không được hưởng số tiền lãi đó.

    chào bạn, cái nguyên tắc mà bạn đưa ra là ở đâu thế, bạn đã tự đặt ra cái nguyên tắc trên và tự thừa nhận nó.
     chúng ta đang tranh luận về vấn đề này mà,
    việc tôi đưa ra quan điểm này bởi vì nếu như hoa lợi lợi tức là tài sản chung, thì người chủ sở hữu là 1 bên vợ chồng sẽ mất một quyền rất quan trọng ở trong quyền sở hữu, đó là hưởng lợi tức. luật HN-GD cũng là một bộ phận của luật dân sự, tức về nguyên tắc, nó ko trái với luật với luật dân sự, và thực tế là luật HN-GD đã quy định không trái, cụ thể là điều 33 luật HN-GĐ. dù bạn có là thành viên trong gia đình thì bạn vẫn là chủ sở hữu và bạn có đủ quyền năng của chủ sở hữu. đó là nguyên tắc.
    nếu bạn đọc nghị quyết 03, bạn sẽ rõ vấn đề tôi nói,
    vài lời trao đổi
    thân

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #193969   15/06/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Nguyên tắc mình đưa ra dựa trên nguyên tắc phán đoán tài sản chung.Nó không có một văn bản quy định hay hướng dẫn cụ thể nào cả.Tuy nhiên việc mình đưa ra như vậy cũng không phải không có lý bởi việc áp dụng một nguyên tắc nào cũng phải dựa trên việc xác định,bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên,đặc biệt là trong luật hôn nhân và gia đình thì việc xác định hoa lợi lợi tức trong thời kỳ hôn nhân là khá khó khăn và cũng chỉ mang tính chất tương đối,vì vậy việc áp dụng nguyên tắc trên cũng để đảm bảo quyền lợi,lợi ích hợp pháp của các bên.Luật HNGĐ cũng có nhiều điểm khác với luật sở hữu nơi mà các quyền năng sở hữu tuyệt đối của các chủ thể được bảo vệ.Có vẻ bạn hơi thiên về bên luật sở hữu phần nhiều vì vậy áp dụng trong luật HNGĐ thì chưa hợp lý lắm.
    Mong tiếp tục nhận đước ý kiến đóng góp của các bạn
    Cập nhật bởi longquochan ngày 15/06/2012 11:12:24 SA

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |