Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì:
Hòa giải viên lao động là người do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.
Chính phủ quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, chế độ, điều kiện hoạt động và việc quản lý hòa giải viên lao động; thẩm quyền, trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động.
Tiêu chuẩn cụ thể của hòa giải viên lao động được quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cụ thể:
Tiêu chuẩn hòa giải viên lao động (Điều 92 Nghị định 45):
1. Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt.
2. Có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động.
3. Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
Đối với yêu cầu về trình độ thì một công dân Việt Nam muốn trở thành hòa giải viên lao động thì họ phải có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động. Ở đây chỉ yêu cầu họ có trình độ đại học trở lên là được không nhất thiết phải là cử nhân luật, tuy nhiên công việc của họ phải có liên quan đến quan hệ lao động và phải làm công việc này ít nhất 03 năm.
Trình tự và thủ tục bổ nhiệm hòa giải viên lao động theo đúng quy định tại Điều 93 Nghị định 145 này.