Điều kiện thành lập và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ Giáo dục cho người khuyết tật

Chủ đề   RSS   
  • #549143 14/06/2020

    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3452
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Điều kiện thành lập và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ Giáo dục cho người khuyết tật

    Trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập (sau đây gọi tắt là "Trung tâm" là cơ sở cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giáo dục, tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của người khuyết tật. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

    1. Điều kiện thành lập Trung tâm

    Theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH thì Trung tâm được thành lập khi có đủ các điều kiện sau:

    - Có đề án thành lập Trung tâm, trong đó xác định cụ thể mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ;

    - Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu hỗ trợ giáo dục người khuyết tật của địa phương;

    - Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.

    - Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm.

    2. Điều kiện hoạt động

    Theo quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH thì Trung tâm được phép hoạt động khi có đủ các điều kiện sau:

    - Có Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch UBND cấp tỉnh;

    - Cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm trẻ tự kỷ:

    + Trụ sở, phòng làm việc của lãnh đạo, giáo viên, nhân viên;

    + Phòng học, phòng chức năng tương ứng để thực hiện các hoạt động của Trung tâm;

    + Khu nhà ở cho học sinh đối với Trung tâm có trẻ tự kỷ nội trú;

    + Phương tiện, thiết bị, công cụ sử dụng cho đánh giá, can thiệp, dạy học;

    + Tài liệu chuyên môn, tài liệu hỗ trợ bảo đảm thực hiện các hoạt động của Trung tâm.

    - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục có trình độ chuyên môn phù hợp với các phương thức giáo dục trẻ tự kỷ:

    + Giám đốc Trung tâm phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành giáo dục đặc biệt hoặc tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, có hiểu biết về đặc điểm phát triển của trẻ tự kỷ, về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục cho trẻ tự kỷ;

    + Giáo viên có trình độ trung cấp trở lên, có chứng chỉ nghiệp vụ giáo dục người khuyết tật (trong đó có trẻ tự kỷ);

    + Nhân viên hỗ trợ giáo dục được tập huấn về giáo dục trẻ tự kỷ.

    - Nội dung chương trình giáo dục và tài liệu bồi dưỡng, tư vấn phù hợp với các phương thức giáo dục trẻ tự kỷ, gồm:

    + Nội dung chương trình, tài liệu về giáo dục cá nhân đối với trẻ tự kỷ;

    + Nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng về giáo dục trẻ tự kỷ;

    + Tài liệu tư vấn về việc lựa chọn các phương thức giáo dục phù hợp với dạng và mức độ tật của trẻ tự kỷ.

     
    3692 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #549149   14/06/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3452
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Hồ sơ, thủ tục thành lập và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ Giáo dục cho người khuyết tật

    Tiếp nối bài viết "Điều kiện thành lập và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ Giáo dục cho người khuyết tật", mình gửi đến mọi người về hồ sơ, thủ tục thành lập và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ giáo dục cho người khuyết tật.

    1. Thủ tục thành lập Trung tâm

    1.1 Hồ sơ thành lập Trung tâm

    Theo quy định tại Điều 15 Thông tư liên tịch 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH thì hồ sơ thành lập trung tâm bao gồm:

    - Hồ sơ thẩm định:

    + Đề án thành lập Trung tâm (theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 55/2012/NĐ-CP);

    + Văn bản đề nghị, tờ trình thành lập Trung tâm (theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 của Nghị định số 55/2012/NĐ-CP);

    + Dự thảo Quyết định thành lập hoặc dự thảo Quyết định cho phép thành lập Trung tâm;

    + Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm;

    + Các tài liệu khác có liên quan (giấy tờ đất đai, kinh phí, nguồn nhân lực (bằng cấp, chứng chỉ năng lực của cán bộ, giáo viên));

    + Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập Trung tâm (bằng cách gửi Đề án thành lập đến các cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật để lấy ý kiến bằng văn bản đối với việc thành lập Trung tâm) ;

    + Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan.

    - Hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập Trung tâm (đối với hồ sơ này tổ chức, cá nhân thành lập phối hợp với cơ quan thẩm định để hoàn thiện):

    + Văn bản thẩm định, văn bản tham gia góp ý kiến của các cơ quan, tổ chức và các tài liệu khác có liên quan;

    + Dự thảo Quyết định thành lập Trung tâm hoặc dự thảo Quyết định cho phép thành lập Trung tâm đã được hoàn chỉnh về nội dung và thể thức.

    1.2. Trình tự gửi và tiếp nhận hồ sơ thành lập

    - Nộp 01 (một) bộ hồ sơ thành lập Trung tâm đến cơ quan thẩm định để thẩm định;

    - Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đúng thủ tục), cơ quan thẩm định phải có văn bản thẩm định;

    - Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan thẩm định có văn bản thẩm định, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập Trung tâm.

    1.3. Thẩm quyền giải quyết

    Cơ quan thẩm định: Sở Nộ vụ của tỉnh nơi đặt Trung tâm;

    Chủ tịch UBND cấp tỉnh của tỉnh nơi đặt Trung tâm ra Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập Trung tâm.

    1.4.Thời hạn giải quyết

    35 (ba mươi lăm) ngày làm việc, kể từ ngày được cung cấp đầy đủ hồ sơ hợp lệ

    2. Thủ tục đưa Trung tâm vào hoạt động

    Theo quy định tại Điều 24 Thông tư liên tịch 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH thì hồ sơ thành lập trung tâm bao gồm:

    2.1. Hồ sơ đề nghị hoạt động

    - Văn bản đề nghị cho phép hoạt động của Trung tâm;

    - Bản sao Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập Trung tâm.

    2.2. Trình tự, thủ tục

    - Giám đốc Trung tâm gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định;

    - Trong thời hạn 25 (hai mươi lăm) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ và yêu cầu của Giám đốc Trung tâm, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định và quyết định cho phép Trung tâm hoạt động.

    2.3. Thẩm quyền giải quyết

    Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh nơi đặt Trung tâm

    2.4. Thời hạn giải quyết 

    40 (bốn mươi) ngày làm việc kể từ ngày được cung cấp đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

     
    Báo quản trị |  
  • #553416   29/07/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 6 lần


    Căn cứ theo Nghị định 46/2017/NĐ-CP thì thành phần hồ sơ để xin phép thành lập Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập:

    1. Văn bản đề nghị thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập;

    2.  Đề án thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập theo quy định hiện hành về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

    3.  Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập và các tài liệu khác có liên quan (giấy tờ đất đai, kinh phí, nguồn nhân lực).

     
    Báo quản trị |