Hồ sơ gia hạn giấy phép lao động cho người lao động bao gồm những gì?

Chủ đề   RSS   
  • #608293 19/01/2024

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2150)
    Số điểm: 75060
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1599 lần


    Hồ sơ gia hạn giấy phép lao động cho người lao động bao gồm những gì?

    Doanh nghiệp cần làm gì khi thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép cho người lao động? Hồ sơ gia hạn giấy phép lao động bao gồm những giấy tờ gì? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

    (1) Thành phần hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động 

    Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động như sau:

    Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động bao gồm:

    (1) Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

    Xem và tải mẫu đề nghị gia hạn giấy phép lao động của NSDLĐ 

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/01/19/mau-11.docx

    (2) 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

    (3) Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp.

    (4) Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

    (5) Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.

    (6) Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

    (7) Một trong các giấy tờ quy định tại khoản 8 Điều 9 Nghị định này chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp.

    (8) Giấy tờ quy định tại các khoản 3, 4, 6 và 7 Điều 17 là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.

    Theo Điều 18 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định trình tự gia hạn giấy phép lao động như sau:

    - Trước ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày trước ngày giấy phép lao động hết hạn, người sử dụng lao phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.

    - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gia hạn giấy phép lao động. Trường hợp không gia hạn giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

    - Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, sau khi người lao động nước ngoài được gia hạn giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động.

    Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã gia hạn giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.

    (2) Thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn là bao lâu?

    Giấy phép lao động là văn bản cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho lao động nước ngoài khi sang Việt Nam làm việc. Giấy phép này không có hiệu lực vĩnh viễn mà chỉ có giá trị sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, khi hết hạn nếu muốn tiếp tục sử dụng thì phải gia hạn. Khi đó, nhiều bạn đọc băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn là bao lâu, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:

    Thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn tại Điều 19 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    - Thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP nhưng chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.

    - Theo đó, các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP bao gồm:

    + Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.

    + Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.

    + Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.

    + Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.

    + Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.

    + Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

    + Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.

    + Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.

    + Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

    Tham khảo: Người lao động có được dùng phép năm để lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2024 dài thêm không?

    Căn cứ tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ phép năm của người lao động như sau:

    Đối với người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

    - 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

    - 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

    - 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

    Đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

    Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

    Theo quy định trên, tùy từng trường hợp cụ thể nếu người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động từ 12 đến 16 ngày phép năm.

    Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ phép năm sẽ tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

    Bên cạnh đó, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

    Như vậy, để có thể kéo dài thêm kỳ nghỉ Tết, người lao động có thể sử dụng ngày phép năm của mình để xin nghỉ trước hoặc sau thời gian nghỉ Tết Âm lịch của doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, NLĐ cần lưu ý rằng để có thể nghỉ gộp nhiều ngày phép năm thì NLĐ cần phải thỏa thuận và được sự đồng ý từ doanh nghiệp.

    Ngoài ra, quy định về lịch nghỉ hằng năm của mỗi doanh nghiệp có thể khác nhau, vì thế trường hợp có được dùng phép năm để nghỉ thêm hay không cần xem lại quy định doanh nghiệp về nghỉ hằng năm.

    Nếu được những ngày nghỉ Tết Nguyên đán thêm đó thì NLĐ vẫn được hưởng nguyên lương theo quy định.

     
    125 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (22/02/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận