Hộ kinh doanh thu hái dược liệu có cần xịn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược?

Chủ đề   RSS   
  • #608441 26/01/2024

    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1197)
    Số điểm: 8760
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Hộ kinh doanh thu hái dược liệu có cần xịn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược?

    Thành lập hộ kinh doanh thu hái dược liệu có cần xịn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược nữa không?

    Tình huống phát sinh: Chào luật sư, gia đình tôi có truyền thống thu hái dược liệu sau đó bán lại cho các cơ sở, cá nhân có nhu cầu, trước đây thì làm ở quê không có đăng ký kinh doanh nhưng hiện giờ em có mở sở sở gần thị xã và có đăng ký hộ kinh doanh. Không biết trường hợp này có cần xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược nữa không? Xin cảm ơn.

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluat/ẢNH BÀI VIẾT/Visa CÓ ĐƯỢC THAY ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG (68).png

    Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 35 Luật dược 2016 quy định cơ sở có hoạt động dược không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược như sau:

    1. Cơ sở có hoạt động dược không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược bao gồm:

    - Cơ sở có hoạt động dược nhưng không vì mục đích thương mại;

    - Cơ sở kinh doanh có tổ chức kệ thuốc;

    - Cơ sở nuôi trồng, thu hái dược liệu;

    - Cơ sở y tế thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hoạt động cung ứng thuốc tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

    2. Điều kiện hoạt động của các cơ sở tại khoản 1 Điều này được quy định như sau:

    - Cơ sở quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải tuân thủ điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Ðiều 33 của Luật này;

    - Cơ sở quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải là cơ sở có đăng ký kinh doanh, có điều kiện bảo quản thuốc phù hợp với điều kiện bảo quản ghi trên nhãn thuốc, có người chịu trách nhiệm chuyên môn có văn bằng chuyên môn sơ cấp dược trở lên và chỉ được bán thuốc thuộc Danh mục thuốc được bán tại kệ thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;

    - Cơ sở nuôi trồng, thu hái dược liệu phải tuân thủ Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu;

    - Cơ sở quy định tại điểm d khoản 1 Điều này phải có điều kiện bảo quản thuốc phù hợp với điều kiện bảo quản ghi trên nhãn thuốc và có người chịu trách nhiệm chuyên môn có văn bằng chuyên môn sơ cấp dược trở lên.

    Trường hợp Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược?

    Căn cứ Điều 36 Luật Dược 2016 quy định về cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược như sau:

    1. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong trường hợp sau đây:

    - Cơ sở đề nghị cấp lần đầu;

    - Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược nhưng thay đổi loại hình cơ sở kinh doanh dược hoặc thay đổi phạm vi kinh doanh dược mà làm thay đổi điều kiện kinh doanh; thay đổi địa điểm kinh doanh dược;

    - Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược nhưng bị thu hồi theo quy định tại Điều 40 của Luật này.

    2. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong trường hợp sau đây:

    - Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược bị mất, hư hỏng;

    - Thông tin ghi trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

    3. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong trường hợp có sự thay đổi về tên cơ sở, địa chỉ kinh doanh, người quản lý chuyên môn, thay đổi phạm vi kinh doanh dược mà không thay đổi điều kiện kinh doanh dược.

    Quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dược hiện nay quy định ra sao?

    Căn cứ Điều 42 Luật Dược 2016 quy định về quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dược như sau:

    1. Cơ sở kinh doanh dược có các quyền sau đây:

    -  Thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động kinh doanh dược nếu đáp ứng đủ điều kiện tương ứng với từng loại hình cơ sở kinh doanh theo quy định của Luật này;

    -  Hưởng chính sách ưu đãi khi thực hiện hoạt động kinh doanh dược theo quy định của pháp luật;

    -  Được thông tin, quảng cáo thuốc theo quy định của pháp luật;

    -  Thực hiện chương trình hỗ trợ thuốc miễn phí cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị cho bệnh nhân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

    -  Tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc lưu động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.

    2. Cơ sở kinh doanh dược có các trách nhiệm sau đây:

    -  Phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và chỉ được kinh doanh đúng loại hình cơ sở kinh doanh, phạm vi và địa điểm kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;

    -  Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dược trong quá trình hoạt động kinh doanh theo quy định của Luật này;

    -  Thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định tại Điều 62 của Luật này;

    -  Bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do lỗi của cơ sở theo quy định của pháp luật;

    -  Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp bảo đảm cung ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc khi xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa;

    -  Báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong trường hợp tạm dừng hoạt động từ 06 tháng trở lên hoặc chấm dứt hoạt động;

    -  Thông báo, cập nhật danh sách người có Chứng chỉ hành nghề dược đang hành nghề tại cơ sở đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

    -  Niêm yết công khai Chứng chỉ hành nghề dược và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở kinh doanh;

    -  Báo cáo hằng năm và báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý về dược có thẩm quyền;

    -  Tuân thủ quy định của Bộ Y tế trong việc mua, bán thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ;

    -  Niêm yết giá bán buôn, bán lẻ bằng đồng Việt Nam tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở kinh doanh dược để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan quản lý có thẩm quyền và tuân thủ các quy định khác về quản lý giá thuốc;

    -  Lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan đến từng lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong thời gian ít nhất là 01 năm kể từ ngày thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết hạn dùng;

    -  Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo đúng điều kiện ghi trên nhãn;

    -  Ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, hạn dùng cho người sử dụng trong trường hợp bán lẻ thuốc không đựng trong bao bì ngoài của thuốc; trường hợp không có đơn thuốc đi kèm, phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng;

    -  Chỉ được bán thuốc kê đơn tại cơ sở bán lẻ thuốc khi có đơn thuốc.

     

    3. Ngoài các trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này, cơ sở kinh doanh dược khi kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt có các trách nhiệm sau đây:

    -  Báo cáo định kỳ; báo cáo xuất khẩu, nhập khẩu; báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền;

    -  Lập hồ sơ, lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan cho từng loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định của Bộ Y tế.

    Do đó, đối với thông tin của anh hiện có thành lập hộ kinh doanh nhưng hoạt động thu hái dược liệu thì không cần phải xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược. Chính vì vậy, trong trường hợp này anh không cần phải xin làm thủ tục này. Anh căn cứ quy định trên để nắm rõ hơn thông tin.

     
    271 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận