Hộ kinh doanh có phải đáp ứng giấy chứng nhận PCCC không?

Chủ đề   RSS   
  • #604484 03/08/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Hộ kinh doanh có phải đáp ứng giấy chứng nhận PCCC không?

    Cửa hàng kinh doanh mô hình hộ gia đình là một trong những mô hình kinh doanh có số lượng tương đối nhiều ở Việt Nam vì chi phí vận hành rẽ cũng như đăng ký dễ. 
     
    Tuy nhiên, bên cạnh đáp ứng các điều kiện kinh doanh thì còn phải thực hiện quy định về PCCC. Vậy hộ kinh doanh nào phải thực hiện cấp giấy chứng nhận PCCC?
     
    ho-kinh-doanh-co-phai-dap-ung-giay-chung-nhan-pccc-khong
     
    1. Mô hình hộ kinh doanh là gì?
     
    Căn cứ Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. 
     
    Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
     
    2. Hộ kinh doanh có phải buộc thực hiện yêu cầu an toàn PCCC?
     
    Căn cứ Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC sau đây:
     
    - Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về PCCC, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an.
     
    - Có lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định này.
     
    - Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
     
    - Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an.
     
    - Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về PCCC và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an.
     
    - Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát PCCC đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
     
    3. Hộ kinh doanh về lĩnh vực gì thì phải cấp giấy chứng nhận PCCC?
     
    Tại Phụ lục 1 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có liệt kê các loại cơ sở phải tuân thủ và đáp ứng được các điều kiện phòng cháy chữa cháy theo quy định:
     
    - Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non; Cơ sở giáo dục thường xuyên; Cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục.
     
    - Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, cơ sở y tế khác được thành lập theo luật khám bệnh, chữa bệnh.
     
    - Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp.
     
    - Cửa hàng điện máy, siêu thị; cửa hàng bách hóa; cửa hàng tiện ích; nhà hàng, cửa hàng ăn uống.
     
    - Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch.
     
    - Trung tâm thể dục, thể thao; cơ sở thể thao khác được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao.
     
    - Bảo tàng, thư viện; nhà triển lãm; nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ; cơ sở tôn giáo.
     
    - Cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy.
     
    - Gara để xe ô tô, bãi trông giữ xe được thành lập theo quy định của pháp luật.
     
    - Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy; cửa hàng kinh doanh khí đốt.
     
    - Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ; kho hàng hóa vật tư cháy được hoặc hàng hóa, vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được; bãi chứa hàng hóa, vật tư, phế liệu có diện tích từ 500m2 trở lên.
     
    - Nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong bao bì cháy được của hộ gia đình.
     
    Như vậy, có một số hộ kinh doanh không thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy như: Cửa hàng salon tóc, tiệm may vá, các loại hình kinh doanh dịch vụ tại nhà, giao hàng… vì không phải cơ sở được liệt kê ở trên.
     
    3743 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    phongdai1234567_ (15/05/2024) admin (13/09/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận