Hình thức cho vay thế chấp bằng hình ảnh khiêu dâm, clip nhạy cảm có hợp pháp?

Chủ đề   RSS   
  • #604644 10/08/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2150)
    Số điểm: 75084
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1599 lần


    Hình thức cho vay thế chấp bằng hình ảnh khiêu dâm, clip nhạy cảm có hợp pháp?

    Vừa qua, trên các trang báo điện tử đưa tin về nhiều trường hợp thế chấp hình ảnh khỏa thân, clip nhạy cảm để vay vốn, thậm chí xảy ra nhiều trường hợp tống tiền nạn nhân chiếm đoạt tài sản. Vậy hình thức cho vay thế chấp bằng hình ảnh khiêu dâm có trái pháp luật hay không?

    Thế chấp vay bằng hình khiêu dâm có hợp pháp?

    Thế chấp tài sản là một trong những biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

    Tài sản để thế chấp phải là  vật hoặc quyền tài sản và có thể quản lý, sử dụng, định đoạt được.

    Vì vậy, hình ảnh khiêu dâm không phải là tài sản nên việc sử dụng để thế chấp vay vốn là không đúng với quy định pháp luật. Mặt khác, việc thế chấp ảnh khiêu dâm để vay vốn là giao dịch được xác lập để phục vụ mục đích trái pháp luật nên cũng sẽ không được công nhận.

    Mới đây, vụ việc 7 đối tượng đang bị Công an TP.HCM tạm giữ để điều tra hành vi cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.

    Cụ thể, hồi tháng 3 đối tượng tụ tập đàn em để tổ chức hoạt động tín dụng đen. Nghi phạm cho vay tiền góp với lãi suất khoảng 1%/ngày và cho vay tiền đứng (dạng vay tín chấp) với lãi suất khoảng 30%/tháng.

    Người vay phải đóng các loại phí dịch vụ 5%-10% trên số tiền vay và thu trước 2 ngày tiền góp, với điều kiện phải thế chấp bằng ảnh khỏa thân của họ. Khi đến thời hạn mà người vay chưa trả tiền, nhóm này sẽ gọi điện đe dọa.

    Nếu khách chưa đóng hoặc trốn không trả nợ, đối tượng sẽ cùng các đồng phạm nhắn tin chửi bới, đăng tải hình ảnh khỏa thân của người vay lên mạng xã hội. Ngoài ra, số tư liệu nóng còn bị gửi cho bạn bè, người thân của nạn nhân để uy hiếp tinh thần, đe dọa, ép người vay bằng mọi giá phải kiếm tiền trả.

    Trước đây, cũng có trường hợp cô gái vì muốn vay tiền đã liều mình thế chấp “ảnh nóng” cho đối tượng xấu. Lợi dụng có ảnh nóng trong tay, đối tượng này đe dọa, uy hiếp ngược lại nhằm cưỡng đoạt tài sản. 

    Cụ thể,đối tượng lên mạng biết có người có nhu cầu vay tiền. Khi đó, đối tượng này chỉ mới đồng ý cho nạn nhân vay thế chấp CCCD và giấy phép lái xe. Tuy nhiên kèm theo điều kiện làm tin là nạn nhân phải chụp ảnh khỏa thân.

    Sau đó, đối tượng hẹn nạn nhân đến nhà nghỉ, chụp hình khỏa thân và hẹn sẽ chuyển tiền sau. Tuy nhiên, sau đó đối tượng không cho nạn nhân vay tiền mà trở mặt yêu cầu nạn nhân phải chuyển tiền cho hắn và đe dọa sẽ tung hình ảnh khỏa thân của nạn nhân lên mạng nếu không thực hiện.

    Do quá lo sợ và xoay sở không đủ nên nạn nhân đã trực tiếp và nhờ bạn bè chuyển tiền cho tên xấu đó với số tiền hàng triệu đồng.

    Sau nhiều lần chuyển tiền, đối tượng này vẫn tiếp tục đe dọa và yêu cầu chuyển thêm, khi đó nạn nhân đã đến cơ quan công an trình báo.

    Cho vay thế chấp bằng hình khiêu dâm bị xử lý thế nào?

    Việc thế chấp ảnh khiêu dâm là thông tin cá nhân, hình ảnh, clip nhạy cảm thuộc về quan hệ nhân thân, không phải là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp pháp. Đây là thủ đoạn, cách thức của nhóm đối tượng để uy hiếp, đe dọa tinh thần người vay tiền.

    Theo Hiến pháp 2013, quyền nhân thân, danh dự, nhân phẩm con người luôn được bảo vệ. Mọi hành vi xâm phạm đến quyền con người như của nhóm bị can cho vay lãi nặng sẽ phải chịu chế tài xử lý theo quy định pháp luật. 

    Ngoài ra, với hành vi đe dọa tung hình ảnh nhạy cảm của người cho vay lên mạng xã hội để đòi nợ, đây có thể được xếp vào nhóm hành vi sử dụng "thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản". 

    Mức phạt hành chính đối với hành vi cưỡng đoạt tài sản

    Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về tội cưỡng đoạt tài sản  Theo Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người có hành vi cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

    Ngoài ra, người có hành vi vi phạm trên còn bị buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép.

    Truy cứu tội cưỡng đoạt tài sản

    Căn cứ Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 quy định Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì áp dụng các khung hình phạt sau đây: 

    Khung 1: Bị phạt tù từ 01 năm - 05 năm. 

    Khung 2: Bị phạt tù từ 03 năm - 10 năm khi có các dấu hiệu: 

    - Có tổ chức. 

    - Có tính chất chuyên nghiệp.

    - Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ. 

    - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng - dưới 200 triệu đồng. 

    - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 

    - Tái phạm nguy hiểm. 

    Khung 3: Bị phạt tù từ 07 năm - 15 năm khi có các dấu hiệu: 

    - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng - dưới 500 triệu đồng. 

    - Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 

    Khung 4: Bị phạt tù từ 12 năm - 20 năm khi có các dấu hiệu sau: 

    - Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên. 

    - Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng - 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

     
    1030 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (03/10/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận