Hình phạt nào thích đáng cho hành vi đi ô tô biển số giả làm chết người rồi tẩu thoát của cán bộ công an?

Chủ đề   RSS   
  • #485372 23/02/2018

    Hình phạt nào thích đáng cho hành vi đi ô tô biển số giả làm chết người rồi tẩu thoát của cán bộ công an?

    Theo báo Dân Việt đưa tin vào khoảng 12 giờ ngày 16.2 (mùng 1 Tết Mậu Tuất 2018), thượng úy Phạm Cao Hoàng điều khiển ô tô hiệu Toyota Vios mang BKS 38A - 003.85 lưu thông trên Quốc lộ 15A. Khi qua xã Phú Lộc, xe ô tô đã va chạm với ông Nguyễn Sỹ Ngụ (74 tuổi, ở xã Phú Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) đang đi xe đạp. Hậu quả ông Ngụ ngã xuống đường bị tụ máu não được đưa tới bệnh viện cấp cứu nhưng tử vong sau đó.

    Điều đáng lên án ở đây là sau khi vụ tai nạn xảy ra, tài xế Hoàng đã xuống xe, tháo biển số giả lắp biển số thật của xe là BKS 38N-5128 vào và đổ lỗi cho người khác gây ra vụ tai nạn.

    Phóng viên của báo đã liên hệ với Thượng tá Phạm Tài, Phó trưởng Công an huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, Thượng tá Phạm Tài cho biết đã tiến hành thực nghiệm xong hiện trường vụ tai nạn. Theo thượng tá, Thượng úy Phạm Cao Hoàng đã thừa nhận là người điều khiển xe ô tô gây vụ tai nạn. Thượng úy Phạm Cao Hoàng là cán bộ Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc công an tỉnh Hà Tĩnh.

    Nhìn sự việc trên dưới góc độ pháp lý, luật sư Trương Quốc Hòe (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, hành vi sử dụng biển giả của thượng úy Phạm Cao Hoàng có dấu hiệu vi phạm Điểm d Khoản 5 Điều 16 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

    “5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Điều khiển xe đăng ký tạm, xe có phạm vi hoạt động hạn chế hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép;

    b) Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông (đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng);

    c) Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông);

    d) Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp”

    Theo quy định trên thì hành vi dùng biển số ô tô giả của vị thượng úy công an này có thể bị xử phạt với mức từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, người này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu biển số xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

    Còn về hành vi gây tai nạn chết người của thượng úy Phạm Cao Hoàng, theo luật sư Hòe, vị thượng úy có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 BLHS 2015 được sửa đổi bổ sung tại khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi BLHS 2017.

    “72. Sửa đổi, bổ sung Điều 260 như sau:

    Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

    1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Làm chết người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

    b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

    c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

    đ) Làm chết 02 người;

    e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

    5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

    Như vậy, theo quy định trên người gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

    Ngoài ra, theo thông tin ban đầu vị thượng úy này sau khi xảy ra tai nạn đã lên xe bỏ đi để mặc người bị nạn không cứu giúp cũng có dấu hiệu tình tiết định khung quy định tại điểm c khoản 2 Điều 260 BLHS, có thể phải đối diện hình phạt lên đến 10 năm tù. Bên cạnh đó, người này còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 5 năm.

    Mặt khác, bên cạnh việc chịu trách nhiệm hình sự, vị thượng úy này còn phải chịu trách bồi thường thiệt hại đối với người bị hại. Căn cứ theo quy định tại Điều 591 của Bộ luật dân sự 2015.

    Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

    1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

    a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

    b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

    c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

    d) Thiệt hại khác do luật quy định.

    2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.

    Như vậy, trong trường hợp này, người gây ra thiệt hại chịu trách nhiệm bồi thường có thể thỏa thuận với bên bị thiệt hại, trường hợp không thể thỏa thuận được thì Tòa án sẽ áp dụng các mức bồi thường không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định theo quy định trên.

    Trên đây là ý kiến của luật sư Trương Quốc Hòe dựa trên các quy định của pháp luật đối với hành vi sai trái của vị Thượng úy Phạm Cao Hoàng – một cán bộ Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc công an tỉnh Hà Tĩnh. Còn đối với các dân luật, ý kiến của mọi người như thế nào đối với hành vi trên của một người đứng trên cương vị của người thực thi pháp luật, hiểu biết và nắm bắt rõ các quy định của pháp luật, biết rõ hành vi sai trái của mình nhưng vẫn thực hiện và gây ra hậu quả nghiêm trọng như trên.

     
    2403 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #485459   24/02/2018

    Với mình chưa kể đến các quy định của pháp luật nêu trên mình đã thấy vô cùng bức xúc trước hành động của một người với cương vị là một thượng úy trong ngành công an mà còn là cán bộ Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc công an nữa chứ mà còn lái xe ô tô biển số giả, gây ra tai nạn rồi không cứu lấy người bị  tai nạn mà thản nhiên tháo biển số giả ra rồi gắn lại biển số thật của chiếc ô tô đó rồi đổ lỗi cho ngưối khác gây ra tai nạn.

    Đối với một người dân bình thường với hành động trên cũng khiến cho dư luận vô cùng phẫn nộ rồi chứ nói chi đến người này là một thượng úy trong ngành công an, nắm rõ các quy định của pháp luật, đại diện nhà nước thực thi pháp luật mà lại xem thường pháp luật và xem thường tính mạng con người đến như vậy. Quy đinh của pháp luật đã định tội rõ ràng rồi nhưng dù tội danh trên được định ra sao cũng không thể nào bù đắp lại sự mất mát của một tính mạng con người.

     
    Báo quản trị |