Hình phạt chung và áp dụng khung hình phạt liền kề

Chủ đề   RSS   
  • #498887 07/08/2018

    Hình phạt chung và áp dụng khung hình phạt liền kề

    Xin hỏi Luật sư: Tôi có người thân hiện là sinh viên vào tháng 4/2018 Phạm tội "cướp giật tài sản", cụ thể giật điện thoại của bé gái dưới 16 tuổi trong khu thuê trọ (không dùng phương tiện, hành vi đe dọa gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho bị hại), giá trị tài sản không lớn (theo hội đồng định giá là 1,2 triệu đồng); trong quá trình điều tra đã tự giác khai báo, chỉ nơi cất dấu điện thoại và đã trả lại cho bị hại; ngoài ra trong quá trình điều tra có khai thêm hành vi phạm tội "trộm cắp tài sản", cụ thể tháng 3/2018 lấy trộm 01 máy tính xách tay của người gần khu trọ (theo hội đồng định giá là 6,2 triệu đồng ), gia đình đã thỏa thuận với bị hại bồi thường xong với số tiền 8 triệu đồng. cả  02 lần phạm tội chỉ thực hiện một mình, không có đồng phạm; không có tiền án, tiền sự.

     Người phạm tội đã tự giác khai báo, ăn năn hối cãi; trước đây chưa có tiền án,tiền sự; tác động gia đình bồi thường cho bị hại (tiền máy tính); cơ quan điều tra đã thu điện thoại trả lại cho bị hại; cả hai bị hại có đơn bãi nại xin giảm nhẹ hình phạt.

    Xin hỏi luật sư: người thân của tôi được áp dụng các tình tiết tăng năng, giảm nhẹ nào? có được áp dụng khung hình phạt thấp liền kề của tội cướp giật tài sản không? cả 02 tội trên thì phải chấp hành bao nhiêu năm phạt tù. Xin cảm ơn Luật sư.

     
    9407 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #499042   08/08/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo thông tin bạn dã cung cấp, tháng 3/2018 người thân của bạn lấy trộm 01 máy tính xách tay của người gần khu trọ (theo hội đồng định giá là 6,2 triệu đồng ). Như vậy, hành vi này bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo Khoản 1 Điều 173 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 và hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Trong tường hợp này, người phạm tội đã, khắc phục thiệt hại mà hành vi của mình gây ra. Tuy nhiên người phạm tội chỉ có một tình tiêt giảm nhẹ nên không được áp dụng khung hình phạt thấp liền kề.

    Theo trường hợp này, tháng 4/2018 giật điện thoại của bé gái dưới 16 tuổi trong khu thuê trọ (không dùng phương tiện, hành vi đe dọa gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho bị hại), giá trị tài sản không lớn (theo hội đồng định giá là 1,2 triệu đồng), do đó, hành vi này đã cấu thành tội cướp giật tài sản theo Khoản 1 Điều 171, và khung hình phạt là từ 01 năm đến 05 năm. Trong trường hợp này, người phạm tội chỉ có một tình tiết giảm nhẹ (thành khẩn khai báo) nên không thể áp dụng khung hình phạt thấp liền kề của tội cướp giật tài sản.

    Điều 55 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội như sau:

    “Điều 55. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

    Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:

    1. Đối với hình phạt chính:

    a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;

    b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

    c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;

    d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;

    đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

    e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác;

    2. Đối với hình phạt bổ sung:

    a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

    b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên”.

    Căn cứ vào quy định trên, có thể chia thành 2 trường hợp:

    + Cả 2 hình phạt đều là hình phạt  tù có thời hạn thì tổng hợp hình phạt chung sẽ là từ 1,5 năm đến 8 năm.

    + Cả 2 hình phạt là cải tao không gian giữ và tù có thời hạn thì tổng hợp hình phạt chung sẽ là từ 2 năm đến 6 năm tù giam.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    HDNDXAHOAPHONG (09/08/2018)
  • #499122   09/08/2018

    Vậy xin hỏi :

    cả 02 tình tiết Phạm tội  không được ap dụng tình tiết giảm nhẹ là:

    h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; 

    i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng (cho tội trộm cắp tài sản)(Điều 51, BLHS sửa đổi, bổ sung 2017) hay sao?

    Còn tội Cướp giật tài sản: Do giật điện thoại của người dưới 16 tuổi có bị truy tố theo khoản 2, điều 171 của BLHS sửa đổi, bổ sung 2017 Không?

    Xin cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #499219   10/08/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Điều 173 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:

    “Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; 
    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; 
    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; 

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; 

    đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: 

    a) Có tổ chức; 

    b) Có tính chất chuyên nghiệp; 

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; 

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; 

    đ) Hành hung để tẩu thoát; 

    e) Tài sản là bảo vật quốc gia; g) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: 

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; 
    b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: 

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; 

    b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp”.

    Như vậy, trong Điều 173 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 không quy định 2 tình tiết phạm tội là phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Do vậy, tội trộm cắp tài sản vẫn được áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo Điều 51 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017).

    Điều 171 BLHs 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội cướp giật tài sản như sau:

    “Điều 171. Tội cướp giật tài sản

    1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

    g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

    h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    i) Tái phạm nguy hiểm”.

    Khoản 1 Điều 171 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 không quy định cụ thể như thế nào là cướp giật tài sản, tuy nhiên dựa vào lý luận khoa học hình sự cũng như thực tiễn các vụ án đã xảy ra thì có thể hiểu hành vi cướp giật tài sản là hành vi lợi dụng sơ hở của người khác (lợi dụng thời điểm chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản không chú ý), công khai, nhanh chóng giật lấy tài sản của người đó mà không cần dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực hay dùng bất cứ thủ đoạn nào khác để uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản…sau đó nhanh chóng tẩu thoát cùng tài sản chiếm đoạt được.

    Có thể nói, yếu tố bất ngờ, công khai là yếu tố đặc trưng của tội phạm này. Đồng thời, hành vi tẩu thoát sau khi thực hiện việc cướp giật là một đặc trưng của tội cướp giật tài sản, nhưng không phải là dấy hiệu bắt buộc. Ngoài ra, đây là tội phạm có cấu thành hình thức, chỉ cần người phạm tội thực hiện hành vi là đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm mà không cần quan tâm xem tài sản bị cướp giật có giá trị bao nhiêu.

    Theo thông tin bạn đã cung cấp thì giật điện thoại của người dưới 16 tuổi chỉ có thể cấu thành tội cướp giật tài sản theo khoản 1 Điều 171 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    HDNDXAHOAPHONG (10/08/2018)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;