Hiểu thế nào về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng?

Chủ đề   RSS   
  • #593796 10/11/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Hiểu thế nào về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng?

    Mỗi khi nhắc đến những vụ án liên quan đến chức vụ thì tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là một trong những tội nổi bật và thường xuyên dẫn đến sai phạm của người có chức vụ, quyền hạn gây ra.
     
    hieu-the-nao-ve-toi-thieu-trach-nhiem-gay-hau-qua-nghiem-trong
     
    Đây cũng là tội gây nên nhiều bức xúc trong dư luận cũng như làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của cơ quan tổ chức quản lý của người phạm tội. Vậy tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được quy định thế nào?
     
    1. Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là gì?
     
    Hiện hành về hình sự quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015 giải thích người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao dẫn đến hậu quả nghiêm trọng được xem là tội gây thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
     
    Hậu quả nghiêm trọng ở đây có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hay tài sản của người khác. Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng uy tín, gây mất lòng tin,thất thoát, lãng phí nghiêm trọng đến tài sản của cơ quan, tổ chức.
     
    *Bản chất của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
     
    Về mặt khách thể: Tội này xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức Nhà nước, tổ chức xã hội.
     
    Về mặt chủ thể: Người có chức vụ, quyền hạn là người phạm tội.
     
    Về mặt khách quan: Hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao, hậu quả là dấu hiệu để cấu thành tội phạm và gây hậu quả nghiêm trọng.
     
    Về mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý hoặc người phạm tội đáng lẽ phải thấy trước hậu quả do hành vi của mình mang lại nhưng không thấy trước được. Hoặc đã thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
     
    2. Một số dẫn chứng cụ thể
     
    Tội thiếu trách nhiệm xảy ra rất nhiều trong đời sống, nhất là việc thi hành nhiệm vụ hành chính, dân sự nhưng để phân biệt và xác định được đâu mới là tội nghiêm trọng dẫn đến hình sự thì cần dựa theo hậu quả của tội này, sau đây là một số ví dụ:
     
    - Hội đồng thẩm phán đã ra bản án kết luận người không có tội dẫn đến việc thi hành quyết định làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người vô tội.
     
    - Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành cưỡng chế đấu giá tài sản không có trong kế hoạch.
     
    - Cảnh sát được giao nhiệm vụ kiểm soát đoạn đường được yêu cầu kiểm dịch nhưng lại để cho người có bệnh đi qua dẫn đến lây lan dịch bệnh trên diện rộng.
     
    - Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố ra quyết định lựa chọn nhà thầu trái pháp luật dẫn đến thất thoát tài sản của nhà nước.
     
    - Cơ quan công an được giao nhiệm vụ kiểm tra xử phạt các quán karaoke, quán bar không đủ điều kiện PCCC nhưng đã bỏ qua dẫn đến cháy nổ thiệt hại về người và của.
     
    - Cơ quan kiểm lâm không thường xuyên tuần tra và xử lý quyết liệt tội phạm chặt phá rừng dẫn đến xói mòn đất, ảnh hưởng môi trường sống của động thực vật.
     
    3. Mức phạt tù tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
     
    Đây là một tội nghiêm trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến tài sản, uy tín, danh dự và sự đúng đắn của cơ quan, tổ chức thuộc nhà nước và dẫn đến quyền lợi của người bị ảnh hưởng vì thế căn cứ Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017quy định như sau:
     
    Khung 1:  Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng - 05 năm.
     
    - Làm chết người.
     
    - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
     
    - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% - 121%.
     
    - Gây thiệt hại về tài sản từ 100 - dưới 500 triệu đồng.
     
    Khung 2: Phạt tù từ 03 - 07 năm.
     
    - Làm chết 02 người.
     
    - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% - 200%.
     
    - Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu - dưới 1,5 tỷ đồng.
     
    Khung 3: Phạt tù từ 07 - 12 năm.
     
    - Làm chết 03 người trở lên.
     
    - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
     
    - Gây thiệt hại về tài sản trở lên.
     
    Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm - 05 năm.
     
    Như vậy, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là tội dẫn đến hậu quả nghiêm trọng thường là do người có thẩm quyền gây ra. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt đến 12 năm tù giam.
     
    1605 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận