Hiểu thế nào về tạm hoãn xuất cảnh?

Chủ đề   RSS   
  • #589939 24/08/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Hiểu thế nào về tạm hoãn xuất cảnh?

    Hiện nay, không ít các vụ án lớn trước khi tiến hành điều tra, chúng ta đọc từ các trang báo hay các thông báo từ cơ quan có thẩm quyền về việc ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với một cá nhân cụ thể. Có thể ngầm hiểu rằng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh nhằm ngăn chặn hành vi xuất cảnh ra nước ngoài, qua đó phục vụ công tác điều tra.
     
    tam-hoan-xuat-canh
     
    Nhiều trường hợp sau khi thực hiện hành vi vi phạm, trong quá trình cơ quan chức năng tiến hành xác minh, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố đã lợi dụng việc xuất cảnh để trốn ra nước ngoài, gây cản trở cho việc xử lý vụ án và thi hành hình phạt.
     
    Theo đó,  pháp luật hiện hành tại Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về biện pháp tạm hoãn xuất cảnh như sau:
     
    Khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều tra vụ án hình sự đối với một số cá nhân được xem xét có thể trốn khỏi địa bàn cư trú hoặc xuất cảnh ra nước ngoài. Thì có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người sau đây khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn:
     
    Thứ nhất đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm hoãn bao gồm người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
     
    Đáng chú ý ở quy định này đó là việc người bị tố giác đang trong thời gian chưa khởi tố vụ án hình sự nhưng nhằm ngăn chặn hậu quả xảy ra và tiếp tục điều tra khởi tố thì bị áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh khỏi nơi cư trú.
     
    Thứ hai là bị can, bị cáo đây là đối tượng đã Tòa án quyết định đưa ra xét xử và áp dụng biện pháp xuất cảnh.
     
    Thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn
     
    Đáng chú ý, những người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. 
     
    Ngoài ra, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015  phải được thông báo ngay cho VKS cùng cấp trước khi thi hành.
     
    Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
     
    Qua quy định trên, để ngăn chặn việc các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử…
     
    Có thể áp dụng cùng lúc biện pháp tạm hoãn xuất cảnh và cấm khỏi nơi cư trú không?
     
    Về vấn đề này, đầu tiên cần hiểu rõ hai biện pháp trên khác nhau ở điểm nào và có thể áp dụng cả hai cho cùng một đối tượng hay không?
     
    Theo đó, biện pháp tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp hạn chế quyền tự do đi lại của người bị áp dụng ra khỏi biên giới lãnh thổ Việt Nam chứ không hạn chế quyền tự do đi lại trong nước.
     
    Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án áp dụng buộc bị can, bị cáo không được đi khỏi nơi cư trú của mình và phải có mặt theo giấy triệu tập.
     
    Như vậy, có thể thấy biện pháp cấm khỏi nơi cư trú có phạm vi bao quát rộng hơn tạm hoãn xuất cảnh. Nếu lựa chọn áp dụng hình thức như tạm hoãn xuất cảnh thì người đó vẫn có thể đi lại trong nước. 
     
    Điều này gây rất nhiều khó khăn cho công tác điều tra nếu chỉ áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh. Trong thực tế, một số đơn vị sau khi ra quyết định khởi tố bị can, đã áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh nhưng cũng đồng thời áp dụng cả biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can. 
     
    Do đó, nếu không áp dụng cả biện pháp tạm hoãn xuất cảnh và cấm đi khỏi nơi cư trú thì sợ bị can sẽ bỏ trốn ra nước ngoài hoặc gây khó khăn cho quá trình tiến hành tố tụng và Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng không cấm áp dụng hai cùng trong một khoảng thời gian.
     
    1054 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (26/08/2022) ThanhLongLS (24/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #590697   31/08/2022

    Hiểu thế nào về tạm hoãn xuất cảnh?

    Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp ngăn chặn áp dụng với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố về hình sự khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn. Đây là quy định tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng trong các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án nhằm khắc phục tình trạng người phạm tội xuất cảnh, bỏ trốn ra nước ngoài, nhất là các trường hợp đang trong giai đoạn bị thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng, giai đoạn giải quyết tin báo, tố giác tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố.

     
    Báo quản trị |  
  • #590705   31/08/2022

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11357
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 201 lần


    Theo câu chữ “tạm hoãn xuất cảnh” thì ta có thể hiểu rằng là tạm thời không cho phép một cá nhân xuất cảnh ra người ngoài. Đây là biện pháp nhằm phục vụ công tác điều tra, tránh trường hợp người đang bị điều tra lẫn trốn ra khỏi Việt Nam gây khó khăn trong công tác điều tra, xét xử sau này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #590712   31/08/2022

    ngoclua1001
    ngoclua1001

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/08/2022
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 1260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 16 lần


    Hiểu thế nào về tạm hoãn xuất cảnh?

    Cảm ơn những thông tin chia sẻ của bạn. Có thể thấy khái niệm cấm đi khỏi nơi cư trú và tạm hoãn là khác nhau. Do đó, khi tiến hành các thủ tục tố tụng cần thiết, cơ quan nhà nước cần phân biệt và áp dụng hợp lý để không gặp khó khăn trong quá trình xử lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #591958   29/09/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (497)
    Số điểm: 5101
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Hiểu thế nào về tạm hoãn xuất cảnh?

    Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ thông tin thiết thực và thú vị này.

    Theo cách hiểu đơn giản của mình, tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp ngăn chặn nhằm ngăn những cá nhân có đủ căn cứ để nghi ngờ thực hiện tội phạm hoặc là bị can, bị cáo.

     
    Báo quản trị |  
  • #597456   27/01/2023

    camnhungtng
    camnhungtng
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/12/2022
    Tổng số bài viết (268)
    Số điểm: 2117
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 22 lần


    Hiểu thế nào về tạm hoãn xuất cảnh?

    Mình cám ơn bạn đã chia sẻ thông tin. Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh được áp dụng cho người bị tố giác, người bị kiến nghị mà qua kiểm tra có đủ căn cứ xác định nghi ngờ họ thực hiện hành vi phạm tội và áp dụng cho bị can, bị cáo. Biện pháp này được áp dụng nhằm ngăn chặn hành vi bỏ trốn ra nước ngoài, gây cản trở, khó khăn cho công tác điều tra.

     
    Báo quản trị |  
  • #597897   30/01/2023

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (561)
    Số điểm: 5031
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 62 lần


    Hiểu thế nào về tạm hoãn xuất cảnh?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Theo đó, Tạm hoãn được hiểu là việc dừng tiến hành, thực hiện một công việc nhất định trong một khoảng thời gian. Như vậy, Việc tạm hoãn xuất cảnh này phải là quyết định của cơ quan có thẩm quyền, bởi quyền tự do đi lại là quyền cơ bản của con người, không ai có quyền ngăn cản, hạn chế quyền tự do đi lại này khi không có căn cứ. 

     
    Báo quản trị |