Hiểu thế nào là con thành niên nhưng không có khả năng lao động?

Chủ đề   RSS   
  • #493894 10/06/2018

    Loando1107
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (228)
    Số điểm: 3480
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 69 lần


    Hiểu thế nào là con thành niên nhưng không có khả năng lao động?

    Pháp luật Việt Nam có một số quy định hạn chế quyền định đoạt tài sản của người để lại di sản. Đó là trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Điều 644 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 (tương ứng với Điều 669 BLDS 2005 và Điều 672 BLDS 1995) quy định:

    “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”

    Chế định này phần nào đã tồn tại trong Pháp lệnh thừa kế.

    Đây là khái niệm “lưu sản” được thừa nhận trong một số hệ thống luật như Bulgari, Pháp, Camerun, Senegal hay Thụy Sỹ (Theo Revue international du droit compare, 1994, tr.921). Theo một tài liệu thì, trong Bộ luật dân sự ở nước ta trước đây không có khái niệm “lưu sản” này. Cụ thể, theo tài liệu này, Bộ dân luật Bắc Kỳ và Trung Kỳ “nói rõ rằng người lập di chúc có thể sử dụng toàn bộ tài sản của mình. Không có luật lệ nào bó buộc người quá cố phải để dành một phần di sản cho thừa kế của mình, dù thừa kế ấy là con cháu hay là cha mẹ ông bà, là những người thân thuộc gần gũi mà luân lý và luật pháp bắt người ấy phải cấp dưỡng hay phụng dưỡng. Tục lệ Việt Nam không hề có ý niệm gì về “lưu sản” (reserve) (theo tập ý kiến câu 215). Bộ Dân luật 1972 cũng không có dự liệu phần lưu sản.

    Ngày nay chế định “lưu sản” hay “thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc” đã được ghi nhận rõ ràng trong BLDS như đã trình bày ở trên và được Tòa án vận dụng vào thực tế. Thế nhưng không phải ai cũng là người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Mỗi nước có một chính sách riêng về người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Ở Thụy Sỹ, trước đây người được hưởng chế định này là con, cháu, chắt, bố, mẹ, ông, bà và có thể là vợ, chồng còn sống. Tuy nhiên từ năm 2007, bố mẹ, ông bà không được bảo vệ bởi chế định này nữa.

    Ở Việt Nam, trong quá trình sửa đổi BLDS, có ý kiến cho rằng đây phải là “những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất”. Tuy nhiên theo Uỷ ban pháp luật Quốc Hội: “Hầu hết các ý kiến phát biểu đều đề nghị không nên quy định con của người để lại di sản trong mọi trường hợp đều được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật. Đối với trường hợp này chỉ nên giới hạn là con chưa thành niên, vợ, chồng, cha, mẹ hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động mới đương nhiên được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật. Quy định như vậy mới bảo đảm được quyền tự định đoạt của người để lại di sản. Do đó, đề nghị giữ lại Điều 672 BLDS 1995”.

    Cuối cùng, người được hưởng thừa kế này chỉ bao gồm “con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng” và con đã thành niên mà không có khả năng lao động. Như vậy, không phải ai trong hành thừa kế thứ nhất cũng được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc mà chỉ một số người vừa nêu. Lưu ý là, ở đây BLDS chỉ đề cập chung chung đến “con chưa thành niên” và “con đã thành niên” mà không phân biệt con đẻ hay con nuôi; con trong giá thú hay ngoài giá thú nên tất cả những người này đều thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Hơn nữa là, con riêng của vợ, con riêng của chồng cũng được hưởng thừa kế của bố dượng, mẹ kế ở hàng thừa kế thứ nhất, nếu có quan hệ nuôi dưỡng nhau. Những người này có thuộc diện thuộc diện thừa kế không pụ thuộc vào nội dung của di chúc không? BLDS chỉ đề cập một cách chung chung là “con”, “cha,mẹ”. Tuy nhiên, rất khó mở rộng chế định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với quan hệ con riêng của vợ, của chồng đối với di sản của bố dượng, mẹ kế.

    Và mặc dù đã ra đời và tồn tại khoảng 40 năm song vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn áp dụng trực tiếp quy phạm “con đã thành niên mà không có khả năng lao động”, do đó, dẫn đến nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc xác định thế nào là “con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.

    Có ý kiến cho rằng, vì chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng trực tiếp quy phạm “con đã thành niên mà không có khả năng lao động” nên chúng ta có thể áp dụng tương tự pháp luật, cụ thể tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, có quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp “mất khả năng lao động” theo đó, “người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên…”. Do vậy, nếu như người thành niên, mà thường xuyên cần phải có người chăm sóc và rơi vào những trường hợp như Nghị quyết số 03/2006 đã liệt kê ở trên thì mới xác định họ “không còn khả năng lao động”.

    Vấn đề đặt ra ở đây là "người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên…” có được hiểu như người tàn tật không? Và người tàn tật thì có được coi là "con thành niên nhưng không có khả năng lao động" trong trường hợp này hay không? 

    Cập nhật bởi Loando1107 ngày 11/06/2018 08:16:34 SA Cập nhật bởi Loando1107 ngày 11/06/2018 08:14:41 SA Cập nhật bởi Loando1107 ngày 10/06/2018 10:33:23 CH
     
    10317 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Loando1107 vì bài viết hữu ích
    duongduongcute (30/08/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #501016   30/08/2018

    Cảm ơn bài viết của chủ thớt, khá hữu ích.

    Mình có một thắc mắc là một người con có năng lực hành vi dân sự bình thường, bố người này lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho A (vợ). Bố mất, di chúc có hiệu lực, tuy nhiên lúc di chúc có hiệu lực thì người con bị tai nạn mù cả hai mắt được cơ sở y tế xác nhận là không có khả năng lao động. Thì trong trường hợp này tài sản di chúc đó, người con có được nhận 2/3 của một suất thừa kế hay không?

    Chủ thớt giúp mình nhe.

     
    Báo quản trị |