Hiểu đúng về các loại phí và cách tránh phí phạt khi đi vay

Chủ đề   RSS   
  • #554920 14/08/2020

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Hiểu đúng về các loại phí và cách tránh phí phạt khi đi vay

    Nhiều người đi vay vẫn mông lung không hiểu hết về các loại phí khi thanh toán hay tất toán khoản vay.

    Mặc dù nhu cầu vay tiêu dùng những năm trở lại đây gia tăng đáng kể nhưng nhiều người đi vay vẫn mông lung không hiểu hết về các loại phí khi thanh toán hay tất toán khoản vay. Điều này đôi khi dẫn đến những bức xúc không được giải đáp thỏa đáng của người đi vay.

    Không chỉ vay tiêu dùng tín chấp mà với bất kỳ hình thức vay nào khác cũng có các khoản phí phạt phát sinh nếu người đi vay vi phạm điều khoản hợp đồng như phí phạt trễ thanh toán hay phí tất toán sớm khoản vay. Hiểu đúng về các loại phí liên quan để có cách tránh các phí phạt sẽ giúp khách hàng đi vay với tâm thế an toàn và thấu đáo hơn.

    Phí phạt trễ hạn

    Phí trễ hạn phát sinh khi khách hàng không thanh toán đủ và đúng hạn theo lịch trả nợ đã ký kết, chi phí này bắt đầu tính khi khách trễ hạn thanh toán từ 1 ngày trở lên. Các công ty tài chính luôn khuyến khích khách hàng thanh toán sớm trước kỳ hạn 3 - 5 ngày để tránh phát sinh những khoản phí không mong muốn. Do đó, các công ty tài chính vẫn luôn khuyến khích khách hàng của mình thường xuyên theo dõi lịch trả nợ và đặt lịch nhắc nhở để tuyệt đối không trễ hạn thanh toán.

    Không để nợ quá hạn dù chỉ… 1.000 đồng

    Thông thường phí phạt trễ hạn thường đi kèm thêm lãi suất phạt trễ hạn. Trên cơ sở quy định tại Điều 466 của Bộ luật Dân sự năm 2015 “Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

    Theo đó, nếu người đi vay không thanh toán đầy đủ tổng số dư nợ cuối kỳ trước hoặc đúng ngày đến hạn thanh toán, tiền lãi sẽ được tính trên toàn bộ số dư nợ quá hạn cho đến khi toàn bộ số dư chưa thanh toán được thanh toán đầy đủ.

    Nếu vô tình trễ hạn thanh toán 1-2 ngày, đôi khi các công ty tài chính cũng sẽ châm chước nếu vị phạm lần đầu. Bạn hãy gọi lên bộ phận chăm sóc khách hàng (CSKH) để xin bỏ qua 1-2 lần với lý do chính đáng.

    Ngoài ra, khi bắt đầu khoản vay, người đi vay cũng nên hỏi rõ cách theo dõi lịch sử trả nợ và lịch thanh toán hàng tháng để tránh những vi phạm không đáng có. Việc thanh toán đúng hạn và đủ khoản nợ hàng tháng, không chỉ giúp bạn tránh được khoản phí phạt kha khá mà còn giúp nâng cao điểm tín nhiệm và lịch sử trả nợ của bạn, điều sẽ có ích rất nhiều khi bạn vay những khoản tiền lớn hơn sau này.

    Việc nâng cấp các kênh tự phục vụ cũng như nâng cao nhận thức của khách hàng về trách nhiệm trả nợ là vấn đề mà hầu hết các tổ chức tài chính đều quan tâm. Ví dụ như với một khách hàng sở hữu khoản vay tại FE Credit, họ có đến hơn 2 phương thức tra cứu lịch sử trả nợ và thanh toán khoản vay hàng tháng như qua kênh Website, Zalo hay ứng dụng di động… chứ không cần phải gọi lên tổng đài như trước đây.

    Trả nợ trước hạn bị tính phí phạt?

    Đây là chi phí phát sinh khi khách hàng muốn trả nợ một phần hoặc toàn bộ khoản vay của mình khi khách hàng có thu nhập bất thường. Phí phạt này dao động từ 1-5% trên số tiền khách hàng muốn tất toán.

    Việc thu phí trả trước hạn nhằm để bù đắp những chi phí trả lãi huy động vốn đã phát sinh khi khách hàng thanh toán nợ trước hạn. Tổ chức tài chính sẽ phải mất thời gian để giải ngân số tiền này cho khách hàng khác. Vấn đề thu phí trả nợ trước hạn là biện pháp cần thiết và phù hợp với thực tế kinh tế thị trường bởi vì khi các tổ chức tín dụng nói chung và các công ty tài chính nói riêng thực hiện hợp đồng vay vốn, buộc họ phải cân đối nguồn vốn huy động của mình cả về lãi suất và kỳ hạn để đáp ứng yêu cầu của khoản vay.

    Để tránh những rắc rối có thể xảy ra, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng trước khi ký hợp đồng cần phải nghiên cứu các điều khoản trong đó đặc biệt lưu ý tới mức phí tất toán trước hạn, phí nợ quá hạn và phí thanh toán trễ.

    Đ. TRANG

    Theo Pháp luật TP.HCM

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    2363 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận