Hiểu đúng về “Bản sao từ sổ gốc” và “Bản sao được chứng thực từ bản chính”

Chủ đề   RSS   
  • #565337 26/12/2020

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Hiểu đúng về “Bản sao từ sổ gốc” và “Bản sao được chứng thực từ bản chính”

    Bản sao y có giá trị pháp lý khi bản chính còn thời hạn

    Bản sao chứng thực

    Nhiều người còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này, nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn cách hiểu thống nhất được Luật quy định về khái niệm cũng như giá trị pháp lý của “Bản sao từ sổ gốc” và “ Bản sao được chứng thực từ bản chính”

    Căn cứ Nghị định 23/2015/NĐ-CP để phân tích một số nội dung cần hiểu đúng như sau:

    Về khái niệm:

    - “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

    Trong đó, “Sổ gốc” là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.

    - “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

    Trong đó, “Bản chính” là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

    Về giá trị sử dụng:

    - Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    - Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Chủ thể có quyền yêu cầu thực hiện:

    Cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc gồm (có sự giới hạn):

    - Cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.

    - Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.

    - Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.

    Việc chứng thực bản sao từ bản chính không bị giới hạn về chủ thể, nhưng cần đáp ứng một số điều kiện được quy định tại Nghị định 23 như:

    - Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.

    - Người yêu cầu chứng thực bản sao phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của bản chính giấy tờ, văn bản dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao

    Cập nhật bởi shin_butchi ngày 26/12/2020 02:25:35 CH
     
    8090 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    admin (28/12/2020) ThanhLongLS (26/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #565486   28/12/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Cảm ơn bài chia sẻ của bạn.

    Chắc hẳn bất kỳ cá nhân nào trong chúng ta cũng từng trải qua việc chứng thực, sao y tại các Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng của cơ quan Nhà nước. Do đó, việc hiểu đúng và chính xác về bản sao từ sổ gốc và bản sao được chứng thực từ bạn chính như chia sẻ của bài viết là một điều vô cùng cần thiết với bất kỳ cá nhân nào không chỉ là Dân luật.

     
    Báo quản trị |