Ngày xưa, cái thời em còn ở quê chưa biết internet là gì, xem phim cũng dữ dội lắm, thấy bà A kiện ông B về bị quấy rối tình dục. Những tưởng Việt Nam cũng có, nhưng đến lúc vào đại học mới biết, mọi người thì vẫn xài cụm từ đó nhưng trong luật hình sự thì lại chẳng thấy quy định.
Rồi khi thấy người ta nói đến chuyện ban hành “Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc” e cũng mừng lắm, rằng luật pháp Việt Nam cũng đang dần tiến bộ. Nhưng khổ nổi bảo ban hành từ năm 2015 mà nếu không phải gần đây có thành viên Dân Luật tiết lộ thì chưa biết đến bao giờ em biết mặt mũi nó ntn:
Đại khái là em biết được, quấy rối có 3 dạng:
+ Hành vi quấy rối thể chất: tiếp xúc, cố tình đụng chạm, sờ mó, cấu véo thậm chí tấn công tình dục, cưỡng dâm…
+ Hành vi quấy rối bằng lời nói: Nhận xét không phù hợp, đúng đắn, có ngụ ý về tình dục..
+ Hành vi quấy rối phi lời nói: ngôn ngữ cơ thể không đứng đắn, nháy mắt, phô bày tài liệu khiêu dâm…
Tuy nhiên, vấn đề em muốn đặt ra ở đây là sau khi đã dựa vào Bộ quy tắc để xác định hành vi như thế nào là quấy rối thì tiếp theo phải làm sao để chứng minh?
Nếu anh A muốn kiện bà B vì bị quấy rối (cụ thể là cố tính đụng chạm nhiều lần) thì làm sao để chứng minh đây khi hành vi đụng chạm là không để lại dấu tích và thưởng xảy ra ở những nơi không có camera. Thêm vào đó, nguyên tắc của tố tụng dân sự là nguyên đơn phải có nghĩa vụ chứng minh, bị đơn chỉ có nghĩa vụ khi họ phản tố.
Các Anh/chị/em ở đây có cao kiến gì trong vụ này chia sẻ trong topic này cho em cùng mọi người được biết, quy định pháp luật chơi khó ta thì ta phải tìm cách chơi lại thôi ạ.
Cập nhật bởi happy_smile ngày 01/12/2016 05:06:27 CH