Hệ thống chuông lặn của tàu phải được kiểm tra chu kỳ mấy lần mỗi năm?

Chủ đề   RSS   
  • #606764 10/11/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần


    Hệ thống chuông lặn của tàu phải được kiểm tra chu kỳ mấy lần mỗi năm?

    Hệ thống chuông lặn hay hệ thống buồng lặn là một bộ phận không thể thiếu đối với tàu biển. Hệ thống chuông lặn phải được đăng kiểm thường xuyên. Vậy hệ thống chuông lặn phải được kiểm tra theo chu kỳ mấy lần mỗi năm?
     
    he-thong-chuong-lan-cua-tau-phai-duoc-kiem-tra-chu-ky-may-lan-moi-nam
     
    1. Hệ thống chuông lặn là gì?
     
    Theo tiểu mục 1.2.2 Mục 1.2 QCVN 58:2013/BGTVT có giải thích hệ thống chuông lặn của tàu biển như sau:
     
    Cụ thể, hệ thống chuông lặn được hiểu là hệ thống gồm chuông lặn có thể lặn xuống và nổi lên không phụ thuộc vào việc điều khiển tính nổi của nó và các trang thiết bị như buồng giảm áp trên boong, hệ thống nâng hạ và hệ thống cấp khí thở lắp trên tàu phục vụ.
     
    Thường tàu phục vụ sẽ có trang bị hệ thống chuông lặn, trong đó chuông lặn là buồng có thể lặn xuống nước, bao gồm các thiết bị như trọng vật rơi và hệ thống cấp khí thở sự cố để đưa thợ lặn lên xuống giữa vị trí làm việc ngầm dưới nước và tàu phục vụ.
     
    2. Hệ thống chuông lặn được kiểm tra mấy lần?
     
    Theo 2.1.1 Mục 1.1 Chương 2 Phần II QCVN 58:2013/BGTVT phân loại kiểm tra  hệ thống chuông lặn như sau:
     
    Các dạng kiểm tra sau đây được áp dụng cho hệ thống chuông lặn đã đăng ký hoặc dự định đăng ký:
     
    (1) Kiểm tra để đăng ký hệ thống chuông lặn (sau đây gọi là “kiểm tra lần đầu”).
     
    Kiểm tra để duy trì cấp đăng ký cho hệ thống chuông lặn (gọi là “kiểm tra chu kỳ”) và được phân ra:
     
    - Kiểm tra định kỳ;
     
    - Kiểm tra hàng năm;
     
    - Kiểm tra bất thường.
     
    Do đó, hệ thống chuông lặn của tàu biển có thể được kiểm tra 3 lần mỗi năm bao gồm kiểm tra định kỳ, kiểm tra hằng năm và kiểm tra bất thường.
     
    2. Thời hạn kiểm tra chuông lặn là khi nào?
     
    Tại tiểu mục 2.1.2 Mục 1.1 Chương 2 Phần II QCVN 58:2013/BGTVT quy định thời hạn kiểm tra như sau:
     
    - Kiểm tra lần đầu được tiến hành khi có đơn xin đăng ký.
     
    - Kiểm tra chu kỳ phải được tiến hành phù hợp với khoảng thời gian sau:
     
    (1) Kiểm tra định kỳ phải được tiến hành trong khoảng thời gian phù hợp với quy định ở 1.1.3-1(3) Phần 1B, Mục II của QCVN 21: 2010/BGTVT.
     
    (2) Kiểm tra hàng năm phải được tiến hành trong khoảng thời gian phù hợp với quy định ở 1.1.3-1(1) Phần 1B, Mục II của QCVN 21: 2010/BGTVT.
     
    (3) Kiểm tra bất thường không phụ thuộc vào kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra hàng năm và được tiến hành khi xảy ra một trong các trường hợp (a), (b) hoặc (c) dưới đây:
     
    (a) Bộ phận chính của hệ thống bị hỏng, sửa chữa hoặc thay mới;
     
    (b) Sửa đổi hoặc thay thế hệ thống;
     
    (c) Đăng kiểm xét thấy cần thiết.
     
    3. Trường hợp nào phải kiểm tra định kỳ và kiểm tra hàng năm hệ thống chuông lặn trước thời hạn?
     
    Căn cứ tiểu mục 2.1.3 Mục 1.1 Chương 2 Phần II QCVN 58:2013/BGTVT kiểm tra định kỳ và kiểm tra hàng năm trước thời hạn
     
    - Thực hiện kiểm tra trước thời hạn
     
    Các yêu cầu đối với kiểm tra định kỳ và hàng năm trước thời hạn phải thoả mãn các quy định nêu ở 1.1.4 Phần 1B, Mục II của QCVN 21: 2010/BGTVT.
     
    - Hoãn kiểm tra định kỳ
     
    Các yêu cầu đối với việc hoãn kiểm tra định kỳ phải thoả mãn các quy định nêu ở 1.1.5-1(1) hoặc 1.1.5-1(2) Phần 1B, Mục II của QCVN 21: 2010/BGTVT.
     
    4. Công việc chuẩn bị phục vụ cho kiểm tra và các việc khác cho kiểm tra hệ thống chuông lặn
     
    Theo tiểu mục 2.1.4 Mục 1.1 Chương 2 Phần II QCVN 58:2013/BGTVT quy định công việc chuẩn bị phục vụ cho kiểm tra và các việc khác như sau:
     
    - Người đề nghị kiểm tra phải thực hiện các công tác chuẩn bị theo yêu cầu của kiểm tra cũng như những yêu cầu mà Đăng kiểm viên cho là cần thiết phù hợp với Quy chuẩn.
     
    - Người đề nghị kiểm tra phải bố trí một nhân viên biết rõ về các quy trình kiểm tra trong công tác chuẩn bị để trợ giúp Đăng kiểm viên trong suốt quá trình kiểm tra.
     
    - Công việc kiểm tra có thể bị hoãn lại nếu chưa có sự chuẩn bị cần thiết hay chủ hệ thống chuông lặn hoặc nhân viên như yêu cầu ở mục -2 không có mặt khi tiến hành kiểm tra hoặc Đăng kiểm viên thấy chưa có sự đảm bảo an toàn cho việc tiến hành kiểm tra.
     
    - Trong quá trình kiểm tra Đăng kiểm viên sẽ thông báo những chỗ cần thiết phải sửa chữa cho người yêu cầu kiểm tra trong khuyến nghị của mình. Việc sửa chữa phải được thực hiện thỏa mãn yêu cầu của Đăng kiểm viên.
     
    - Trong trường hợp cần thay thế phụ kiện, thiết bị hoặc bộ phận nào đó, v.v… được sử dụng trên hệ thống chuông lặn thì việc thay thế phải phù hợp với quy định đã áp dụng trong việc chế tạo hệ thống chuông lặn đó. Tuy nhiên, trong trường hợp quy định mới quy định cụ thể hoặc khi Đăng kiểm thấy cần thiết, Đăng kiểm có thể yêu cầu việc thay thế đó phải tuân theo các quy định mới đã có hiệu lực. Ngoài ra, việc thay thế không được sử dụng vật liệu có chứa amiăng.
     
    5. Có phải kiểm tra hệ thống chuông lặn khi tàu ngừng hoạt động?
     
    Theo 2.1.5 Mục 1.1 Chương 2 Phần II QCVN 58:2013/BGTVT đối với tàu ngừng hoạt động thì thực hiện như sau:
     
    - Tàu ngừng hoạt động không thuộc đối tượng kiểm tra chu kỳ. Tuy nhiên, theo yêu cầu của chủ tàu, Đăng kiểm có thể thực hiện kiểm tra bất thường.
     
    - Khi tàu ngừng hoạt động dự định hoạt động trở lại, phải thực hiện việc kiểm tra sau đây và việc kiểm tra các hạng mục được hoãn lại trước đây do tàu ngừng hoạt động, nếu có.
     
    (1) Nếu trong thời gian tàu ngừng hoạt động, chưa quá hạn kiểm tra chu kỳ thì cần thực hiện việc kiểm tra tương đương với việc kiểm tra hàng năm nêu ở mục 2.3.2.
     
    (2) Nếu trong thời gian tàu ngừng hoạt động, đã quá hạn kiểm tra chu kỳ thì theo nguyên tắc cần thực hiện các việc kiểm tra duy trì. Tuy nhiên, nếu đã đến hạn kiểm tra định kỳ và kiểm tra hàng năm thì có thể chỉ thực hiện kiểm tra định kỳ.
     
    Như vậy, đối với tàu đã ngừng hoạt động thì không phải kiểm tra hệ thống chuông lặn theo chu kỳ. Dù vậy, theo yêu cầu của chủ tàu, Đăng kiểm có thể thực hiện kiểm tra bất thường.
     
    40 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận