Hệ lụy khó lường trong giao dịch "Cầm cố sổ bảo hiểm xã hội"

Chủ đề   RSS   
  • #497905 27/07/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 491 lần


    Hệ lụy khó lường trong giao dịch "Cầm cố sổ bảo hiểm xã hội"

    Sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) là một loại sổ sách chứng từ ghi nhận chế độ bù trì khi người lao động rơi vào hoàn cảnh đau ốm, tai nạn, bệnh tật, thai sản, hưu trí và cả khi không may quan đời.

    Tuy nhiên, thực tế có nhiều đại phương xảy ra tình trạng sổ BHXH của người lao động (NLÐ) bị mất một cách "bất thường". Lý do được cho là do sự thiếu hiểu biết, khó khăn về kinh tế mà  nhiều NLĐ đã mang sổ BHXH đi cầm cố với các cá nhân khác, hoặc ngân hàng, tiệm cầm đồ, sau đó đề nghị cơ quan Bảo hiểm cấp lại sổ mới.

    Có thể lý giải nguyên nhân của việc này là từ chỗ việc quản lý sổ BHXH trước đây được quy định tại Luật BHXH 2006. Theo đó, người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm bảo quản sổ BHXH trong thời gian NLĐ làm việc tại đơn vị và trả sổ khi người đó không còn làm việc.

    Đến nay, Luật BHXH 2006 đã được thay thế bởi Luật BHXH 2014 và luật này quy định kể từ ngày 01/01/2016 (ngày luật này có hiệu lực) thì NLĐ được cấp, quản lý sổ BHXH và có trách nhiệm bảo quản sổ BHXH. Cụ thể quy định trên được đề cập tại khoản 3 Điều 19 Luật BHXH 2014 quy định:

    NLĐ có trách nhiệm bảo quản sổ BHXH”.

    Và tại khoản 1 Điều 96 quy định:

    Sổ BHXH được cấp cho từng NLĐ để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH  và là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH theo quy định của Luật này.”

    Chính vì vậy, khi đã có quyền đường đường chính chính được nắm giữ cuốn sổ ấy nên một khi rơi cảnh túng quẫn thì nhiều người đành đem nó ra cầm cố để hòng trước mắt lấy được chút đỉnh tạm thời trang trải cuộc sống, chi tiêu gia đình. Bởi vậy, người dân vẫn cứ thi nhau mà giao dịch vì Luật BHXH 2014 hiện hành không hề có quy định nào cấm cản.


    Tuy nhiên, có thể nói giao dịch trên đem đến rất nhiều hệ lụy liên quan và mối lo ngại về quyền lợi của các bên bởi những lý do sau đây:

    - Đối với Người lao động:

    Nếu sau khi tiến hành cầm cố sổ BHXH nhưng không may bị mất thì NLĐ không có cơ sở để được xin cấp lại sổ BHYT mới thay thế, vì theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Luật BHXH 2014 thì cơ quan BHXH chỉ cấp lại sổ BHXH trong trường hợp: bị hỏng, mất sổ, không quy định cấp lại đối với trường hợp cầm cố sổ BHXH.

    Trường hợp NLĐ mang sổ BHXH đi cầm cố, sau đó đề nghị cấp lại với lý do bị mất, hỏng, nếu cơ quan BHXH phát hiện thì NLĐ sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 1, Ðiều 27 Nghị định 95/2013/NÐ-CP về hành vi “kê khai không đúng sự thật".

    Điều 27. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

    1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp.


    Đối với cá nhân, đơn vị nhận cầm cố sổ BHXH:

    Khi NLĐ không có khả năng thanh toán thì quyền lợi của chủ thể đã nhận cầm cố sổ BHXH không được đảm bảo vì pháp luật không quy định việc dùng sổ BHXH để lĩnh hộ lương hưu hay lĩnh BHXH một lần. Bởi, theo quy định tại Điều 28, 29 Quyết định 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 về Quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH thì:

    Khi giải quyết hưởng BHXH phải kiểm tra, đối chiếu các yếu tố về nhân thân, số sổ BHXH, dữ liệu về quá trình đóng BHXH của NLĐ đảm bảo không giải quyết hưởng trùng….”.

    Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 19 Luật BHXH cũng quy định:

    Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH…”.

    Chính điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người chủ thể nhận cầm cố sổ BHXH vì NLĐ tham gia BHXH tuân theo nguyên tắc có đóng, có hưởng; đóng ít hưởng ít, đóng nhiều hưởng nhiều tùy vào nhân thân từng người. Do vậy, pháp luật về BHXH không cho phép mua bán, chuyển nhượng thời gian NLĐ tham gia BHXH. Điều này có nghĩa, chỉ người nào tham gia BHXH thì người đó hoặc thân nhân của họ (về các trường hợp nhân thân thuộc đối tượng được hưởng các bạn có thể tham khảo thêm tại Điều 6 Luật BHXH 2014) mới được hưởng quyền lợi liên quan. Chẳng hạn, NLĐ tham gia BHXH nếu gặp rủi ro (trong thời gian chưa hưởng BHXH một lần mà qua đời) thì người thân của họ mới được hưởng chế độ tử tuất, chứ người nhận cầm cố sổ BHXH không thể hưởng.

    Bên cạnh đó, người nhận cầm cố còn chịu rủi ro cao khi người đi cầm sổ BHXH có thể âm thầm báo mất sổ và được làm lại sổ BHXH mới (mà không bị phát hiện vi phạm khai báo sai sự thật). Khi đó, nếu trót lọt thì NLĐ sẽ nhanh chân cầm sổ BHXH này để đi nhận trợ cấp BHXH một lần với đầy đủ giấy tờ thật và người thật. Trong khi đó, người cầm sổ BHXH có thể mất trắng, bởi giữ sổ BHXH của người khác chẳng khác nào giữ "giấy lộn".

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 28/07/2018 03:21:12 SA
     
    1765 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận