Hôm nay, được dịp lên Tòa thăm người quen, nghe được câu chuyện về 1 vụ tranh chấp hợp đồng lao động giá trị cũng khá lớn đây mọi người:
Một công ty A ký kết hợp đồng lao động có thời hạn với B. Mọi chuyên êm xuôi, B làm việc cho A được 2 năm, nhận lương bình thường thì hai bên xảy ra tranh chấp. Công ty A đuổi việc B mà không báo trước theo quy định của Bộ luật lao động 2012. Do vậy B quyết định khởi kiện công ty A ra Tòa đồi bồi thường vì người SDLĐ chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Trong quá trình hòa giải thì phát sinh vấn đề: HĐLĐ mà hai bên ký với nhau thì bên phía người sử dụng lao động là công ty A ký không đúng thẩm quyền.
Luật sư của công ty A lập luận vụ việc theo hướng: Do hợp đồng ký không đúng thẩm quyền nên theo quy định tại Điều 50 Bộ luật lao động thì HĐ này đã vô hiệu kể từ khi ký kết nên nói công ty chấm dứt trái pháp luật là không chính xác. Công ty chỉ đồng ý hóa
Bên kia chiến tuyến, Luật sư của B cho rằng, dù hợp đồng trên đã ký sai thẩm quyền, nhưng thực tế là B đã làm việc cho công ty A và Cũng đã được trả lương. Như vây, dù HĐ ký sai thẩm quyền thì quan hệ lao động giữa hai bên vẫn xác lập, Công ty A buộc phải bồi thường cho B vì chấm dứt trái pháp luât.
Cuối cùng, do không hòa giải được, Tòa Sơ thẩm tuyên người sử dụng lao động A đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và phải bồi thường cho người lao động là ông B.
Với đôi điều suy nghĩ ở đây:
1. Tòa Tuyên quan hệ lao động xác lập trong khi HĐLĐ ký không đúng thẩm quyền có đúng không?
2. Nếu là Luật sư của cty A bạn có đẩy vụ việc theo hướng giải quyết hậu quả do hợp đồng vô hiệu quy định trong Bộ luật Dân sự không?
Mong nhận được chia sẻ từ các thành viên DanLuat !!