HĐLĐ ghi mức lương thấp hơn thực tế để giảm chi phí đóng BHXH, NLĐ có được bảo vệ khi tranh chấp?

Chủ đề   RSS   
  • #610245 04/04/2024

    btrannguyen
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 2901
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 49 lần


    HĐLĐ ghi mức lương thấp hơn thực tế để giảm chi phí đóng BHXH, NLĐ có được bảo vệ khi tranh chấp?

    Trong quá trình giao kết hợp đồng, có nhiều doanh nghiệp thỏa thuận trước với người lao động ghi số tiền lương vào hợp đồng thấp hơn thực tế để đóng BHXH mức thấp nhất, số tiền lương còn lại cho vào các khoản không tính BHXH hoặc không cho vào hợp đồng. Như vậy, khi xảy ra tranh chấp về tiền lương, người lao động có được bảo vệ không?

    Bảo hiểm xã hội là gì?

    Theo Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

    - Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

    - Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

    - Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

    Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hiện nay có các chế độ BHXH bắt buộc sau:

    - Ốm đau;

    - Thai sản;

    - Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

    - Hưu trí;

    - Tử tuất.

    Mức đóng BHXH bắt buộc hiện nay?

    Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH  và Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định:

    Hằng tháng, đơn vị sử dụng lao động và người lao động sẽ phải trích một phần quỹ lương để đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) theo tỷ lệ như sau:

    Người sử dụng lao động

    Người lao động

    Bảo hiểm xã hội

    Tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp

    Bảo hiểm thất nghiệp

    Bảo hiểm y tế

    Bảo hiểm xã hội

    Tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp

    Bảo hiểm thất nghiệp

    Bảo hiểm y tế

    Hưu trí

    Ốm đau – Thai sản

    Hưu trí

    Ốm đau – Thai sản

    14%

    3%

    0,5% (*)

    1% (**)

    3%

    8%

    -

    -

    1%

    1,5%

    21,5%

    10,5%

    Tổng cộng 32%

    Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp được áp dụng mức đóng 0,3% nếu bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP.

    Đồng thời căn cứ theo Khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

    Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

    HĐLĐ có được ghi mức lương thấp hơn thực tế để giảm chi phí đóng BHXH không?

    1) Các khoản tính đóng BHXH bắt buộc 

    Theo điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c Khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, cụ thể như sau:

    - Mức lương theo công việc hoặc chức danh:

    + Ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019;

    + Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;

    - Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên:

    Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

    - Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:

    Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

    2) Các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc năm 2023

    Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như:

    - Thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019;

    - Tiền thưởng sáng kiến;

    - Tiền ăn giữa ca;

    - Các khoản hỗ trợ như:

    + Xăng xe;

    + Điện thoại;

    + Đi lại;

    + Tiền nhà ở;

    + Tiền giữ trẻ;

    + Nuôi con nhỏ.

    - Hỗ trợ khi NLĐ:

    + Có thân nhân bị chết;

    + Có người thân kết hôn;

    + Sinh nhật của NLĐ.

    - Trợ cấp cho NLĐ có hoàn cảnh khó khăn khi gặp TNLĐ, BNN;

    - Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.

    3) HĐLĐ có được ghi mức lương thấp hơn thực tế để giảm chi phí đóng BHXH không?

    Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp muốn giảm chi phí đóng BHXH nên đã thoả thuận với người lao động ghi mức lương thấp hơn mức lương thực nhận. Các khoản tiền chênh lệch đó được quy về các khoản tiền phụ cấp, trợ cấp không tính đóng BHXH. 

    Điều này không trái với quy định pháp luật hiện hành. Việc đóng BHXH thấp hơn lương thực tế trả cho người lao động nhưng vẫn bảo đảm đóng đủ theo các khoản quy định thì không bị coi là trái luật. Nhưng nếu đã thỏa thuận rõ trong hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cố tình khai thông tin không đúng quy định để đóng bảo hiểm với mức thấp thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

    Đồng thời, người lao động cũng cần cân nhắc đến thỏa thuận này để đảm bảo quyền lợi BHXH của mình vì khi thanh toán tiền chế độ, cơ quan BHXH sẽ tính dựa trên mức lương tháng đóng BHXH, do đó khi đóng BHXH ở mức lương thấp hơn thì đồng nghĩa với việc các quyền lợi người lao động được hưởng cũng ở mức thấp hơn.

    4) Doanh nghiệp cố tình khai mức lương thấp so với hợp đồng bị phạt bao nhiêu?

    Theo điểm b Khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:

    Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng.

    Như vậy, việc thoả thuận với NLĐ ghi vào HĐLĐ mức lương thấp hơn thực tế để giảm chi phí đóng BHXH không vi phạm pháp luật. Điều này chỉ vi phạm khi hợp đồng ghi nhận mức lương đó mà doanh nghiệp khai với cơ quan thuế mức thấp hơn để đóng ít tiền BHXH hơn, trường hợp này doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính.

    Trường hợp này NLĐ có được bảo vệ khi xảy ra tranh chấp về tiền lương không?

    Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019, có quy định về hợp đồng lao động như sau:

    - Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

    Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

    - Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

    Theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động có thể vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần. Cụ thể như sau:

    - Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:

    + Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;

    + Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Bộ luật Lao động 2019;

    + Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.

    - Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

    Theo đó, trường hợp HĐLĐ ghi mức lương thấp hơn thực nhận để giảm chi phí đóng BHXH không nằm trong các trường hợp vô hiệu hợp đồng.

    Đồng thời, như đã phân tích ở trên, việc thoả thuận ghi vào HĐLĐ mức lương thấp hơn thực tế để giảm chi phí đóng BHXH không trái quy định của pháp luật. 

    Như vậy, trong trường hợp này, nếu xảy ra tranh chấp về tiền lương, doanh nghiệp trả mức lương theo hợp đồng ghi nhận chứ không phải theo thỏa thuận trước đó của hai bên thì quyền lợi của người lao động sẽ khó được bảo vệ vì mức lương hợp pháp là mức lương được ghi nhận trong hợp đồng.

     
    632 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận