Hãy nhìn bị cáo dưới “ánh mắt” pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #321299 03/05/2014

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Hãy nhìn bị cáo dưới “ánh mắt” pháp luật

    Với mục tiêu bảo vệ quyền con người, tránh oan, sai thì tiên quyết những người tiến hành tố tụng buộc phải nhìn bị cáo dưới “ánh mắt” pháp luật. Nghĩa là:

    1. Bị cáo có quyền im lặng

    Nếu hỏi mà bị cáo không hợp tác, không trả lời… thì hãy nghĩ:

    - Bị cáo có quyền im lặng;

    - Bị cáo không có nghĩa vụ phải chứng minh mình vô tội;

    - Trách nhiệm tìm ra sự thật (có tội hay vô tội) thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng.

    2. Bị cáo không có tội

    Đừng luôn nghĩ bị cáo là kẻ có tội… mà hãy nghĩ:

    - Hiện tại bị cáo không có tội;

    - Dù tòa sơ thẩm có tuyên bị cáo là có tội nhưng bị cáo vẫn không có tội vì không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa có hiệu lực pháp luật.

    3. Bị cáo không chối tội

    Bị cáo luôn khăng khăng khẳng định mình vô tội thì đừng cho rằng bị cáo chối tội… mà hãy nghĩ:

    - Bị cáo chưa hề có tội thì lấy gì mà chối tội.

    4. Bị cáo được quyền nói láo

    Khi xét thấy bị cáo khai không thật thì đừng nghĩ sẽ xử phạt nặng thêm… mà hãy nghĩ:

    - Bị cáo được quyền nói láo;

    - Nếu không thành khẩn khai báo thì chỉ không được xem là tình tiết giảm nhẹ chứ không hề bị xử nặng thêm.

    (Xem thêm Điều 10 và 11 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003)

     

     
    4743 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    hocluat_gB776010 (03/05/2014) nguyenoanhhlu (03/05/2014) hungmaiusa (03/05/2014) ntdieu (03/05/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #321344   03/05/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Đồng ý với 3 ý kiến đầu nhưng ý kiến thứ tư thì nên xem lại :

    Luật tố tụng hình sự :

    2. Bị cáo có quyền:

    a) Được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

    b) Tham gia phiên toà;

    c) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;

    d) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

    đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

    e) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;

    g) Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa;

    h) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;

    i) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án;

    k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

    Không có quy định được quyền nói láo. Trái lại đó có thể là tình tiết tăng nặng.

    Luật hình sự :

    Điều 48. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

    o) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    phamthanhhuu (03/05/2014) ntdieu (03/05/2014)
  • #321347   03/05/2014

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    hungmaiusa viết:

    Điều 48. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

    o) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.

    Cảm ơn ý kiến của bạn. Ý của bạn đã làm nảy sinh ra vấn đề mới để chúng ta cùng thảo luận là "Nói láo" với "Hành động xảo quyệt" có phải là một hay không?

     
    Báo quản trị |  
  • #321423   04/05/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


     

    Chào bạn.

    Tôi cho là  :

    "Không có quy định được quyền nói láo. Trái lại đó có thể là tình tiết tăng nặng." do " nói láo" có thể là thuộc trường hợp được xem là "Hành động xảo quyệt".

     Bạn cho là phát sinh vấn đề là : "Nói láo" với "Hành động xảo quyệt" có phải là một hay không? 

    Trước kia tôi có đồng ý với 3 ý kiến đầu của bạn, nhưng xem kt4 lại thì không đúng :

    1. Bị cáo có quyền im lặng . Bị cáo không có quyền này. Luật không có chổ nào quy định quyền này.

    2. Bị cáo không có tội. điều này vô lý. Nếu chấp nhận đều này thì CA, VKS có thể điều tra, khởi tố bất cứ người nào.

    Điều 9. Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật

    Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

    Điều này nhằm đảm bảo tất cả người phạm tôi đều phải được xét xử trước khi phải gánh chịu hình phạn, đảm bảo quyền tự bào chửa cho họ trước tòa án chứ không thể hiểu là họ "vô tội " được.

    3. Bị cáo không chối tội.

    Bị cáo thành khẩn nhận tôi thì được giảm nhẹ. "chối tội" thì không được giảm. Có sự phân biệt rất rỏ ràng.  

     

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 04/05/2014 05:32:55 CH
     
    Báo quản trị |