Với lỗi tai nạn giao thông phải căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho hành vi kèm theo thiệt hại thực tế xảy ra để xác định khung hình phạt. Có thể đưa ra hình phạt hành chính nếu mức thiệt hại về tài sản dưới 100.000.000 đồng và thiệt hại về sức khỏe là dưới 61% hoặc không có thiệt hại về tính mạng.
Nếu trường hợp có thiệt hại về tài sản và giá trị thiệt hại từ 100.000.000 trở lên và có thiệt hại về sức khỏe của 1 người từ 61% trở lên hoặc gây hậu quả chết người thì người gây thiệt hại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.”
Như vậy, vô ý tông chết người sẽ bị xử phạt với số tiền là 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc sẽ bị xử phạt cải tạo không giam giam giữ đến 03 năm hoặc sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Ngoài việc người gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự, người gây ra thiệt hại còn phải chịu trách nhiệm dân sự đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Vấn đề bồi thường thiệt hại được xác định dựa trên mức thiệt hại thực tế, sẽ chia thành bồi thường thiệt hại do tài sản bị tổn thất, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và thiệt hại do tinh thần bị ảnh hưởng.Vấn đề bồi thường thiệt hại trước hết do các bên thỏa thuận.
Khi một người gây ra tai nạn mà có lỗi và bên bị thiệt hại không có lỗi thì bên gây ra thiệt hại phải chịu tất cả các khoản bồi thường hay những quy định, chế tài xử lý của pháp luật.
Nếu không thỏa thuận được thì sẽ giải quyết dựa trên nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 585, Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015; Điều 3, Điều 7 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP
Căn cứ bồi thường:
Thứ nhất, có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác.
Thứ hai, có thiệt hại xảy ra là thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần.
Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi xâm phạm. Nói rõ hơn, thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi xâm phạm và ngược lại hành vi xâm phạm là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
Vậy khi gây tai nạn giao thông làm chết người dựa vào mức độ thiệt hại đến người và tài sản để xác định khung hình phạt, có thiệt hại về sức khỏe của 1 người từ 61% trở lên hoặc gây hậu quả chết người thì người gây thiệt hại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.