Hậu quả pháp lý khi vụ án được phát hiện có tình tiết mới

Chủ đề   RSS   
  • #525001 03/08/2019

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Hậu quả pháp lý khi vụ án được phát hiện có tình tiết mới

    Liên quan đến vụ chạy thận khiến 8 nạn nhân ở Hòa Bình tử vong. Mới đây khi được tiếp cận với ghi âm lời khai của bị cáo Bùi Mạnh Quốc, Bộ Y tế thấy có nhiều tình tiết cần phải làm rõ thêm, đặc biệt là nguyên nhân khoa học khiến 8 nạn nhân tử vong.

    Sau khi phân tích kĩ, các nhà khoa học y tế, hóa học, trang thiết bị y tế nhận định, nguyên nhân khiến 8 nạn nhân tử vong không phải do tồn dư hoá chất HF trong quá trình làm sạch hệ thống mà do hệ thống RO1 hỏng 3 van nước, đã nối thẳng nguồn nước ô nhiễm từ hệ thống lọc thô chưa qua màng lọc RO của hệ thống RO1 vào tank RO2 cho máy chạy thận nhân tạo.

    Trước đó tại phiên phúc thẩm ngày 19/6 vừa qua, TAND tỉnh Hoà Bình đã tuyên án Hoàng Công Lương 30 tháng tù giam với tội danh vô ý làm chết người. [Theo VietNamNet]

    Theo quy định trong Tố tụng hình sự 2015 trường hợp phát hiện tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án mà tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó thì sau khi bị kháng nghị sẽ xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực – gọi là TÁI THẨM.

    Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện

    - Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo kèm theo các tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Trường hợp Tòa án nhận được thông báo hoặc tự mình phát hiện tình tiết mới của vụ án thì phải thông báo ngay bằng văn bản kèm theo các tài liệu liên quan cho Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm. Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó.

    - Viện kiểm sát phải xác minh những tình tiết mới; khi xét thấy cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm yêu cầu Cơ quan điều tra có thẩm quyền xác minh tình tiết mới của vụ án và chuyển kết quả xác minh cho Viện kiểm sát.

    Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm:

    1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

    2. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.

    3. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.

    4. Đình chỉ việc xét xử tái thẩm.

    Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:

    Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

    Tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.

    căn cứ quy định trên, trường hợp của Bác sỹ Hoàng Công Lương phải xem xét và thực hiện theo quy định trên và các nội dung có liên quan để kết luận có thay đổi nội dung bản án đã có hiệu lực pháp luật hay không.

    Cập nhật bởi lamkylaw ngày 03/08/2019 10:11:35 SA
     
    1423 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    TranTamDuc.1973 (04/08/2019) kj88d (03/08/2019) ThanhLongLS (03/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #525014   03/08/2019

    kj88d
    kj88d

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2019
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 854
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 94 lần


    Mình đang chờ xem có lật lại không thôi  tiện thể có ai từng làm quan tòa lương tâm có thể vào bảo vệ ý kiến bs lương phải liên đới và đồng thời phản bác các vị chuyên gia kia cái nhỉ .

    Câu hỏi đặt ra là nếu thiết bị lọc nước là chứng cứ quan trọng nhưng lại được tiêu hủy ngay khi bản án có hiệu lực không lâu ? tuy thủ tục tố tụng cho phép tiêu hủy vật chứng không có giá trị sử dụng, nhưng thường thì các cơ quan tố tụng không tiêu hủy kho vật chứng ngay mà sau một thời gian dài lưu kho mới dồn lại tiêu hủy để bớt chi phí tiêu hủy, thôi đành cho rằng cơ quan công an, THA và VKS làm đúng thủ tục hoặc không may kho vật chứng được thanh lý do cũng đúng lúc thanh lý kho 

    Mong có quy định về thời gian bảo quản vật chứng để có lật lại vụ án còn có cơ sở, chứ nghi vụ này chìm sâu hơn Titanic có trục vớt thì tốn nhiều hơn là vớt cái thuyền đắm ở cửa sông.

     
    Báo quản trị |