Hạt nhài là gì? Chê người khác hạt nhài có phải bồi thường?

Chủ đề   RSS   
  • #614684 31/07/2024

    Hạt nhài là gì? Chê người khác hạt nhài có phải bồi thường?

    Gần đây, dân cư mạng thường gọi nhau bằng thuật ngữ "hạt nhài", chắc hẳn biệt danh anh A hạt nhài hay chị B hạt nhài đang ngày càng được nhiều người sử dụng để gọi nhau như một biệt danh thân mật. Vậy, hạt nhài là gì? Chê người khác hạt nhài có phải bồi thường không?

    Hạt nhài là gì?

    Hạt nhài trong ngôn ngữ Gen Z là một cách chơi chữ để chỉ những câu chuyện hoặc tình huống hài hước nhưng không quá đặc sắc, kiểu "hài nhạt". Đây là một ví dụ về cách Gen Z sáng tạo và linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ để tạo ra những thuật ngữ mới và thú vị.

    Cách chơi chữ này thường được sử dụng trong các cuộc trò chuyện hàng ngày hoặc trên mạng xã hội để mô tả những tình huống mà mọi người cảm thấy không quá ấn tượng hoặc không gây cười nhiều như mong đợi. Ví dụ, nếu ai đó kể một câu chuyện cười mà không làm bạn cười, bạn có thể nói: "Câu chuyện đó đúng là hạt nhài."

    Trend "hạt nhài" trở nên phổ biến trong thời gian gần đây bắt nguồn từ nhân vật "Long Hạt Nhài" hay kênh YouTube "Hạt Nhài Family" một hiện tượng mạng nổi tiếng với những video hài hước và đời thường, thu hút hàng triệu lượt xem với các video về cuộc sống gia đình, du lịch, và nhiều nội dung giải trí khác.

    Mặc dù các video này không có quá nhiều "mảng, miếng" hài hước nhưng vẫn khiến người xem bật cười vì những điều khác biệt trong ngôn từ sử dụng, một chút “ngờ nghệch” cuốn hút từ nhân vật này và khiến người xem thích thú. Những video này thường mang lại tiếng cười nhẹ nhàng và sự gần gũi, khiến nhiều người yêu thích và theo dõi.

    hat-nhai

    Chê người khác hạt nhài có phải bồi thường không?

    Việc chê người khác hạt nhài là đùa, giỡn và không có ý định xúc phạm hay làm tổn thương người khác, thì thường sẽ không có vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi những lời nói đùa có thể bị hiểu lầm và gây ra những cảm xúc không mong muốn, điều này có thể làm tổn thương cảm xúc của người bị chê và gây ra hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là việc chê một cách công khai hoặc trên mạng xã hội.

    Tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

    Nếu chê người khác hài nhạt và khiến họ bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 592 của Bộ luật Dân sự 2015.

    Cụ thể, khoản 2 Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác chịu trách nhiệm bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

    Những chi phí bồi thường thiệt hại do danh dự và nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm:

    + Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại

    + Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút

    + Thiệt hại khác theo quy định.

    Mức bồi thường là do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

    Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định tăng lương cơ sở lên 2.340.000 đồng/tháng từ 1/7/2024 (mức cũ là 1.800.000 đồng)

    Do đó, hiện nay mức lương cơ sở là 2,340 triệu đồng/tháng. Vậy, người chê người khác hạt nhài có thể phải bồi thường tối đa là 23.400.000 triệu đồng.

    Ngoài ra, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện cung cấp, chia sẻ thông tin xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, đồng thời buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm này. Do đó, tùy tính chất và mức độ nghiêm trọng mà việc chê người khác là hạt nhài trên mạng xã hội gây xúc phạm đến uy tín, danh dự, nhân phẩm thì có thể bị phạt hành chính lên đến 20.000.000 đồng.

    Như vậy, hạt nhài là một thuật ngữ thú vị trong ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay, thường được dùng để chỉ những câu chuyện hoặc tình huống hài hước nhưng không quá đặc sắc, kiểu "hài nhạt". Tuy nhiên, tùy vào tính chất, mức độ khác nhau mà việc chê người khác hài nhạt và khiến họ bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm có thể phải bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.

     
    3160 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận