Hành vi sản xuất buôn bán phân bón giả bị truy cứu hình sự với tội danh gì?

Chủ đề   RSS   
  • #603740 03/07/2023

    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (858)
    Số điểm: 7392
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Hành vi sản xuất buôn bán phân bón giả bị truy cứu hình sự với tội danh gì?

    Phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện có rất nhiều hợp chất hóa học khác nhau phải đáp ứng những quy định chuẩn theo pháp luật để có thể lưu hành trên thị trường. Và nếu như không thể đảm bảo những yêu cầu về chất lượng phân bón có thể sẽ dẫn đến các thiệt hại khiến cho năng suất của nhiều cây trồng bị giảm sút, và có thể gây tổn hại trực tiếp đến môi trường.

    1. Các hành vi bị cấm liên quan đến sản xuất, buôn bán phân bón

    Tại Điều 9 Luật Trồng trọt năm 2018 các hành vi cấm cá nhân, tổ chức thực hiện, bao gồm

    – Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu phân bón chưa được quyết định công nhận lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp nhập khẩu phân bón và sản xuất phân bón để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài.

    – Sản xuất, buôn bán phân bón chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán.

    – Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu phân bón giả, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc.

    – Cung cấp thông tin về phân bón sai lệch với thông tin đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc sai lệch với thông tin tự công bố.

    – Thực hiện trái phép dịch vụ khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng phân bón.

    2. Chế tài đối với hành vi sản xuất buôn bán phân bón giả

    Căn cứ Điều 195 Bộ luật Hình sự năm 2015, cá nhân, tổ chức sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi nếu thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

    + Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    + Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    + Có tổ chức;

    + Có tính chất chuyên nghiệp;

    + Tái phạm nguy hiểm;

    + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    + Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    + Buôn bán qua biên giới;

    + Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

    + Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm

    + Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    + Gây thiệt hại về tài sản từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

    + Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng.

    – Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    - Các trường họp trên đối với pháp nhân thương mại phạm tội

    + Bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

    + Bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

    + Bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

    + Bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

    + Pháp nhân phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

    + Hình phạt bổ sung: Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

    Vậy cá nhân, tổ chức buôn bán phân bón giả thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù cao nhất có thể lên đến 10 năm đến 15 năm tùy theo tính chất, mức độ phạm tội.

     

     
    1158 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận