Hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức bị xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #603786 05/07/2023

    Hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức bị xử lý như thế nào?

    Việc làm giả giấy tờ của các cơ quan, tổ chức của nhà nước có thể vì nhiều mục đích sử dụng hoặc lừa đảo khác nhau. Hành vi này hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng giấy tờ giả, làm giả giấy tờ theo quy định của pháp luật.

     

    1. Thế nào là giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức?

     

    Hành vi làm giấy tờ được hiểu như sau:

     

    – Làm giả tài liệu, con dấu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức: Là hành vi của người không có thẩm quyền cấp giấy tờ nào đó nhưng lại tạo ra các giấy tờ này bằng các phương pháp, mánh khóe nhất định để coi nó như thật và việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ từng phần.

     

    Hành vi vi phạm này hoàn thành kể từ khi người không có thẩm quyền tạo ra được các giấy tờ giả của cơ quan Nhà nước, tổ chức nào đó (có thể không có thật hoặc đã bị giải thế) mà không cần biết những giấy tờ này sẽ được sử dụng vào mục đích gì.

     

    – Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức: Là hành vi dùng giấy tờ, tài liệu làm giả của cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền làm giấy tờ, tài liệu đó để lừa dối cơ quan, tổ chức khác hoặc công dân.

     

    Với trường hợp này, người vi phạm không có hành vi làm giả giấy tờ, tài liệu nhưng có hành vi sử dụng chúng để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân khi thực hiện giao dịch hoặc thủ tục nào đó.

     

    2. Tội làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức bị xử lý như thế nào?

     

    Người nào có hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định tại Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

     

    - Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

    +) Có tổ chức;

    +) Phạm tội 02 lần trở lên;

    +) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

    +) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

    +) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

    +) Tái phạm nguy hiểm.

     

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

     

    +) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

    +) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

    +) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

     

    - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

     

    Như vậy, người phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức có thể chịu mức hình phạt cao nhất lên đến 07 năm tù.

     
    2533 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận