HIV/AISD luôn được nhắc đến như một căn bệnh thế kỷ, gây ra nỗi ám ảnh đến với mọi nhà mọi xã hội. Vậy để phòng chống HIV AIDS thì hành vi đe dọa truyền HIV cho người khác có bị nghiêm cấm?
Để phòng chống HIV/AIDS thì hành vi đe dọa truyền HIV cho người khác có bị nghiêm cấm?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:
- Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác.
- Đe dọa truyền HIV cho người khác.
- Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
- Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV.
- Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 của Luật này.
- Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV.
- Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật này.
- Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác.
- Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV.
- Từ chối mai táng, hỏa táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.
- Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đe dọa truyền HIV cho người khác là một trong các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Cơ quan nhà nước nào quản lý về phòng chống HIV/AIDS?
Theo đó việc quản lý nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS sẽ thuộc về các cơ quan tại Điều 7 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 sau đây:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS.
- Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS.
- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS.
- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS trong phạm vi địa phương mình.
Theo đó, các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS bao gồm Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và Uỷ ban nhân dân các cấp.
Nhà nước có những chính sách nào về phòng chống HIV AIDS?
Căn cứ theo Điều 6 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 quy định về chính sách của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS như sau:
- Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hợp tác, giúp đỡ dưới mọi hình thức trong phòng, chống HIV/AIDS; phát triển các mô hình tự chăm sóc của người nhiễm HIV.
- Hỗ trợ sản xuất thuốc kháng HIV trong nước; thực hiện các biện pháp giảm giá thuốc kháng HIV.
- Khuyến khích doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị vũ trang nhân dân tổ chức đào tạo và tuyển dụng người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ vào làm việc hoặc đầu tư nguồn lực vào phòng, chống HIV/AIDS.
- Huy động sự tham gia của toàn xã hội, sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong phòng, chống HIV/AIDS.
- Huy động và điều phối các nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và tình hình dịch HIV/AIDS của đất nước trong từng giai đoạn.
- Hỗ trợ nghiên cứu khoa học, trao đổi và đào tạo chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong phòng, chống HIV/AIDS.
- Hỗ trợ phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, nuôi dưỡng trẻ em dưới 6 tháng tuổi sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV bằng sữa thay thế và bệnh nhân AIDS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Điều trị, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Như vậy, Nhà nước đề ra 8 chính sách nào về phòng chống HIV AIDS để cùng chung tay với nhân dân ngày càng hoàn thiện xã hội.