Hàng siêu trường, siêu trọng là gì? Quy định về vận tải hàng siêu trường, siêu trọng

Chủ đề   RSS   
  • #602461 11/05/2023

    banhquecute
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:29/05/2022
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 2840
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Hàng siêu trường, siêu trọng là gì? Quy định về vận tải hàng siêu trường, siêu trọng

    Trong ngành vận tải hàng hóa hiện nay có rất nhiều loại hàng hoá có kích thước, tải trọng lớn.  Một trong số đó, có thể kể đến là hàng siêu trường, siêu trọng. Vậy loại hàng hoá này là gì và được vận chuyển như thế nào?

    Hàng siêu trường, siêu trọng là gì?

    Căn cứ Điều 12 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT thì:

    (1) Hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau:

    - Chiều dài lớn hơn 20,0 mét;

    - Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;

    - Chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2 mét; đối với xe chở container lớn hơn 4,35 mét.

    (2) Hàng siêu trọng là hàng không thể tháo rời, có trọng lượng lớn hơn 32 tấn.

    Trên thực tế, hàng siêu trường, siêu trọng thường còn được gọi là hàng quá khổ, quá tải. Đây là các mặt hàng có kích thước lớn, khối lượng lớn, nhưng không thể tháo rời thành các thành phần nhỏ gọn hơn được nên cần vận chuyển nguyên trạng.

    Xe siêu trường, siêu trọng là gì?

    Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, ngoài quy định về hàng siêu trường, siêu trọng như trên thì còn có quy định riêng về phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng. 

    Theo đó, phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng sẽ có kích thước, tải trọng phù hợp với các loại hàng hoá vận chuyển. Đồng thời cũng sẽ phù hợp với các thông số ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.

    Trong trường hợp các rơ moóc kiểu module  tính năng ghép nối được với nhau sử dụng để chở hàng siêu trường, siêu trọng, cơ quan đăng kiểm xác nhận vào Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe với nội dung: 

    Được phép ghép nối các module với nhau và phải có Giấy phép lưu hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp phép”.

    Qua đó, có thể hiểu đơn giản, xe siêu trường, siêu trọng là loại xe chuyên dụng dùng để vận chuyển các loại hàng hóa cồng kềnh, không thể tháo rời và có kích thước, trọng lượng lớn.

    Các loại xe siêu trường siêu trọng được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như: Moóc sàn, moóc lùn, rơ moóc thủy lực, trailer thủy lực 25 trục, trailer 8 trục, cà nông bẻ lái, mooc tự lái,...

    Quy định về vận tải hàng siêu trường, siêu trọng

    Vì đặc trưng của hàng siêu trường, siêu trọng là có có tải trọng lớn nên việc vận chuyển sẽ khá khó khăn. Vì vậy, trong quá trình vận chuyển, các phương tiện làm nhiệm vụ cũng cần phải tuân theo một số quy định nhất định.

    Cụ thể, việc lưu hành phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 14 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT:

    - Ngoài các điều kiện tham gia giao giao thông áp dụng chung cho các loại phương tiện, xe siêu trường siêu trọng tham gia giao thông còn phải đáp ứng thêm các điều kiện tại Điều 11 Thông tư này, bao gồm:

    + Phải bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ;

    + Phải có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng do cơ quan có thẩm quyền cấp và tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe;

    + Không được chở hàng hóa quá khối lượng cho phép theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc khối lượng cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.

    - Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng khi lưu thông trên đường bộ phải tuân thủ các điều kiện quy định ghi trong Giấy phép lưu hành xe; đồng thời tuân thủ chỉ dẫn của người điều hành hỗ trợ dẫn đường, hộ tống (nếu có).

    - Các trường hợp phải có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống:

    + Khi xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau: chiều rộng lớn hơn 3,5 mét; chiều dài lớn hơn 20 mét;

    + Tại vị trí công trình phải gia cường đường bộ.

    - Các trường hợp phải khảo sát đường bộ:

    + Khi xếp hàng lên phương tiện có một trong các kích thước bao ngoài như sau: chiều rộng lớn hơn 3,75 mét hoặc chiều cao lớn hơn 4,75 mét hoặc chiều dài lớn hơn 20 mét đối với đường cấp IV trở xuống hoặc lớn hơn 30 mét đối với đường cấp III trở lên;

    + Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá khả năng khai thác của đường bộ.

    Như vậy, khi vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lưu hành trên đường bộ thì người vận chuyển cần chú ý thực hiện, đảm bảo các điều kiện như trên.

     
    300 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận