Góc nhìn dân luật: Việt Nam dẫn độ 400 nghi can về Trung Quốc không hề trái luật

Chủ đề   RSS   
  • #524885 01/08/2019

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Góc nhìn dân luật: Việt Nam dẫn độ 400 nghi can về Trung Quốc không hề trái luật

    Những tranh cãi bắt đầu nổ ra khi Việt Nam tiến hành dẫn độ khoảng 400 nghi can về giao cho Công an Trung Quốc tiếp tục điều tra, xét xử hành vi tổ chức đánh bạc. Nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam không được phép dẫn độ, Trung Quốc không có quyền yêu cầu Việt Nam dẫn độ những người này về nước, liệu ý kiến nào là đúng?

    Kết quả hình ảnh cho dẫn độ 400 người

    Chúng ta cần phải xem Việt Nam và Trung Quốc có hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự hay không? Hiệp định quy định những gì? Bộ luật hình sự Việt Nam quy định ra sao? Luật tương trợ tư pháp Việt Nam quy định như thế nào?

    Chỉ chiếu lại đầy đủ các quy định trên thì mới biết việc dẫn độ có vi phạm hay là không được. Vậy chúng ta đi từng bước một nhé.

    Thứ nhất, chúng ta xem quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam xem quy định về người nước ngoài phạm tội như thế nào?

    Tại Khoản 2 Điều 5 Bộ luật hình sự 2015 có quy định:

    2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

     

    Như vậy, việc dẫn độ người có hành vi phạm tội về Trung Quốc là không trái với pháp luật hình sự Việt Nam.

    Thứ 2, chúng ta cùng xem Luật tương trợ tư pháp Việt Nam quy định về dẫn độ như thế nào?

    Điều 33 Luật tương trợ tư pháp 2007 có quy định

    Điều 33. Trường hợp bị dẫn độ
     

    1. Người có thể bị dẫn độ theo quy định của Luật này là người có hành vi phạm tội mà Bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của nước yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng.

    2. Hành vi phạm tội của người quy định tại khoản 1 Điều này không nhất thiết phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh, các yếu tố cấu thành tội phạm không nhất thiết phải giống nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước yêu cầu.

    3. Trường hợp hành vi phạm tội của người quy định tại khoản 1 Điều này xảy ra ngoài lãnh thổ của nước yêu cầu thì việc dẫn độ người phạm tội có thể được thực hiện nếu theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hành vi đó là hành vi phạm tội.

     

     

    Với hành vi tổ chức đánh bạc, chiếu theo các quy định hiện hành, việc dẫn độ 400 nghi can người Trung Quốc về nước là đúng với Luật định.

    Thứ 3, chúng ta cùng xem Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Trung Quốc có thỏa thuận những gì?

    Tại Điều 1 của Hiệp định này có quy định, các bên có trách nhiệm tương trợ lẫn nhau trong hoạt động tư pháp hình sự, dân sự trong đó bao gồm việc Điều tra, thu thập chứng cứ.

    Vụ án tổ chức đánh bạc này được phát hiện ở Việt Nam, nhưng tại Trung Quốc cũng đang tổ chức điều tra. Chính vì vậy, việc Việt Nam tương trợ Trung Quốc, ban giao nghi can trong vụ án này để phục vụ quá trình điều tra là đúng với những gì đã thỏa thuận.

    Thứ tư, nhiều bạn cho rằng trong Hiệp định tương trợ tư pháp không có quy định về việc dẫn độ nên Việt Nam không có nghĩa vụ phải dẫn độ.

    Nhận định này nghe có vẻ đúng nhưng chưa được xem xét đầy đủ và toàn diện. Bởi trong hoạt động tương trợ tư pháp, ngoài các hiệp định song phương, các nước phải tôn trọng Điều ước quốc tế mà các bên cùng tham gia kí kết. Ở đây, Việt Nam và Trung Quốc đều là thanh viên của Liên hiệp quốc, mà Liên hiệp quốc đã có Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

    Tại Công ước này có quy định:

    1. Điều này sẽ áp dụng đối với các hành vi phạm tội được Công ước này điều chỉnh hoặc trong những trường hợp khi một hành vi phạm tội được đề cập đến trong Điều 2 bis Khoản 1 (a) hoặc (b) có liên quan đến một nhóm tội phạm có tổ chức và người là đối tượng của yêu cầu dẫn độ đang sống ở Quốc gia thành viên được yêu cầu, với điều kiện là hành vi phạm tội dẫn đến việc dẫn độ đáng bị trừng phạt theo pháp luật trong nước của cả quốc gia yêu cầu lẫn quốc gia được yêu cầu.

     

    Hành vi tổ chức đánh bạc đều bị pháp luật hình sự Việt Nam và Trung Quốc quy định là tội phạm, như vậy việc dẫn độ nghi can về Trung Quốc theo yêu cầu tương trợ tư pháp của Trung Quốc là KHÔNG TRÁI VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM, KHÔNG TRÁI VỚI HIỆP ĐỊNH SONG PHƯƠNG ĐÃ KÝ KẾT VÀ ĐẶC BIỆT KHÔNG TRÁI VỚI ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ mà các bên cùng tham gia.

    Và xin lưu ý một điều rằng, trong Ngoại giao, nguyên tắc có đi có lại là nguyên tắc được các bên tuyệt đối tôn trọng, giả sử không có Điều ước quốc tế, Không có hiệp định chung thì các bên sẽ giải quyết bằng con đường ngoại giao, và lúc này nguyên tắc "có đi có lại" sẽ được vận dụng linh hoạt.

    Đây là chữ ký

     
    2382 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #524897   01/08/2019

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    Khoản 2 điều 5 Bộ luật hình sự 2015 áp dụng cho người nước ngoài thuộc diện được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự mà phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. Dong - Bich không chứng minh "Khoảng 400 nghi can" kia là đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự đã viện dẫn K2 Đ5 BLHS 2015 để khẳng định "Như vậy, việc dẫn độ người có hành vi phạm tội về Trung Quốc là không trái với pháp luật hình sự Việt Nam." là sai.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/08/2019)