Bộ công an vừa ban hành Thông tư số 28/2014/TT-BCA quy định về công tác điều tra hình sự, có hiệu lực từ ngày 25-8-2014. Khi Thông tư này vừa ban hành thì đã vấp phải sự phản kháng quyết liệt từ phía giới luật sư, đặc biệt là các luật sư thường xuyên tham gia tố tụng trong vụ án hình sự.
Nếu những người dân hoặc các luật gia không hành nghề luật sư thì có thể không mấy để ý đến các quy định của Thông tư này. Nhưng những luật sư thường xuyên tham gia tố tụng trong các vụ án, đặc biệt là án hình sự thì rất “sốc” với Điều 38 Thông tư số 28/2014/TT-BCA. Điều 38, quy định: Khi phát hiện thấy người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc trợ giúp viên pháp lý có hành vi cản trở, gây khó khăn cho hoạt động điều tra như cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, ngăn cản việc khai báo, tiết lộ bí mật, cung cấp tài liệu sai sự thật, khiếu nại, kiến nghị không có căn cứ hoặc có hành vi trái pháp luật khác thì điều tra viên tiến hành lập biên bản sự việc trên, có thể ghi âm, ghi hình hoặc tiến hành biện pháp khác nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi cản trở, gây khó khăn cho hoạt động điều tra của họ. Tùy theo mức độ vi phạm của người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc trợ giúp viên pháp lý, điều tra viên báo cáo thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan điều tra ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc đề xuất biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Quyền được bào chữa là một trong các quyền cơ bản được Hiến pháp quy định, quyền này được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật như Bộ luật tố tụng hình sự, Luật luật sư… Tuy nhiên, trên thực tế, so với các nước trên thế giới thì tỷ lệ bị can, bị cáo tại Việt Nam có luật sư tham gia bào chữa là rất ít. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giải quyết vụ án không khách quan, thậm chí oan sai, gây bức xúc dư luận… Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp nhằm tăng cường vị trí và vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự, tiến hành công cuộc cải cách tư pháp, thực hiện Nghị quyết TW4…
Có nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ luật sư tham gia bào chữa trong vụ án hình sự rất thấp so với các quốc gia trên thế giới, trong đó có hai nguyên nhân đáng lưu ý là “tâm lý xã hội”, trong đó có cả tâm lý của người tiến hành tố tụng (đại khái như: Cần gì phải bào chữa? Không có luật sư thì chúng tôi làm sai à? Có oan đâu mà luật sư phải tham gia? Mời luật sư chẳng giải quyết được việc gì đâu….) và “ý thức của người tiến hành tố tụng” – gây khó khăn, cản trở luật sư trong quá trình hành nghề.
Mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi và luật luật sư sửa đổi đã mở rộng quyền bào chữa cho luật sư và quyền được bào chữa cho bị can, người bị tạm giữ: Luật sư có thể tham gia tố tụng ngay từ thời điểm tạm giữ hoặc thời điểm có quyết định khởi tố vụ án… Tuy nhiên, quy định này cũng không mấy cải thiện được số lượng người bị tam giữ, bị can có luật sư bào chữa ngay từ đầu.
Trước đây, Thông tư số 70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 của Bộ công an quy định: Khi thực hiện thủ tụ xin cấp giấy chứng nhận bào chữa, luật sư phải xuất trình “Giấy yêu cầu luật sư của người bị tạm giữ, bị can; giấy yêu cầu luật sư của người thân người bị tạm giữ, bị can (đối với trường hợp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có giấy nhờ người thân liên hệ nhờ luật sư bào chữa)” – Trong khi họ đang bị cách ly, không thể tiếp xúc được với luật sư hay người thân…. Quy định này đã và đang khiến cho những người bị tam giữ, bị can đang bị tạm giam khó có thể thực hiện quyền được bào chữa của mình. Với quy định này đã làm mất quyền của người thân bị can trong việc nhờ luật sư bào chữa cho các bị can (người thân của họ). Quy định này chưa được gỡ bỏ thì Bộ công an lại “âm thầm” cho ra đời Thông tư số 28/2014/TT-BCA (thông tư này không lấy ý kiến của Liên đoàn luật sư Việt Nam) gây cản trở quá trình hành nghề của Luật sư. Với những từ ngữ chung chung tại Điều 38 của Thông tư này như đã nêu ở trên “xúi giục khai báo gian dối”, “ngăn cản việc khai báo”, “khiếu nại, kiến nghị không có căn cứ”, “hành vi…khác”…, nếu cộng với ý thức kém, kém cái tâm của người tiến hành tố tụng thì người bào chữa (luật sư) không thể hành nghề, tham gia tố tụng trong giai đoạn điều tra được. Chính vì vậy, những luật sư đã và đang bị làm khó và các luật sư hiểu về thực trạng tố tụng hình sự mới có phản ứng quyết liệt đến như vậy.
Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn
Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại/Fax:0437.327.407
-Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com
- Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn
- https://www.facebook.com/luatsuchinhphap
I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:
Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:
1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;
2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...
3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.
4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...
5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.
II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):
1. Hình thức tư vấn miễn phí:
Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:
- Điện thoại: 0977.999.896
- Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com
- Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn
- Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn
- https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai
2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật
III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:
Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.
Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.