Xin đóng góp một vài ý kiến nho nhỏ theo tiêu chí đánh giá của bạn nguyenanh1292 với các ae như sau:
-
Về căn cứ:
Giấy ủy quyền (GUQ)/Hợp đồng ủy quyền (HĐUQ) được pháp luật quy định. Đối với HĐUQ thì không nói rồi, còn GUQ cũng hoàn toàn có căn cứ chứ không phải là không, “giấy” chỉ là tên gọi của 1 thể thức văn bản. Các bạn tham khảo điều 142 BLDS2005.
-
Bản chất:
Cả hai đều là một giao dịch dân sự theo “nguyên tắc tự do,tự nguyện cam kết, thoả thuận”, các bên phải tham gia vào giao dịch đó khi đó mới có hiệu lực. Điều đó đồng nghĩa với việc phải có xác nhận của người ủy quyền và người được ủy quyền (cả hai) nếu không thì giao dịch đó sẽ không có giá trị. Rất rõ ràng ủy quyền không thể là đơn phương được…nếu như thế thì BLDS dành một chương về Đại diện để làm gì? Nếu xảy ra tranh chấp thì sẽ không có cơ sở ràng buộc trách nhiệm.
Điểm khác biệt cơ bản ở đây chính là hình thức thế hiện, có nghĩa là văn bản hóa giao dịch ủy quyền.
- GUQ: là một thể thức văn bản (có nội dung đơn giản) được xác lập trên cơ sở thỏa thuận giữa người ủy quyền và người được ủy quyền để người được ủy quyền/đại diện thay mặt mình tham gia các giao dịch dân sự, nhưng trong phạm vi ủy quyền được thể hiện trong văn bản là giấy ủy quyền (thường ủy quyền cả hành vi nữa). Sự đồng ý (ký tên) của các bên là hết sức quan trọng, điều này thể hiện ý chí, nguyện vọng đến từ hai phía và là sự ràng buộc giữa các bên.
Không nên hiểu bản chất của giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương.
- HĐUY: là một thể thức văn bản dưới dạng 1 hợp đồng, vì thế nó phải tuân theo quy định chung của Hợp đồng dân sự. Điểm khác biệt cơ bản nhất so với GUQ là vấn đề thù lao (tiền – có/không có thù lao), để đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia và ràng buộc pháp lý nếu có tranh chấp trong việc xác định bên nào vi phạm HĐ và là cơ sở để bồi thường thiệt hại (GUQ không có những điều này).
-
Cơ quan chứng nhận:
Để đảm bảo tính hiệu lực của việc ủy quyền, có giá trị chứng cứ, những tình tiết…mà các bên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Việc này hoàn toàn do ý chí và nguyện vọng của các bên (trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật tham khảo tại: bắt buộc phải chứng thực).
-
Khi nào thưc hiện:
Tùy thuộc và nhu cầu của các bên mà ủy quyền được xác lập dưới dạng GUQ hay HĐUY.
Tóm lại, GUQ và HĐUY bản chất là một giao dịch dân sự dưới dạng văn bản nhưng nội dung/phạm vi quy định chi tiết khác nhau. Khác nhau cơ bản là HĐUQ liên quan đến thù lao, quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản mà việc xác lập quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên để thực hiện và là căn cứ pháp lý khi xảy ra tranh chấp. Cả hai lại văn bản này đều có cơ sở pháp lý và quy định; phải được xác lập của các bên.
Trước đây, GUQ vẫn tồn tại “đơn phương một người ký” nhưng hầu hết chỉ tồn tại tại các doanh nghiệp bởi lẽ ngoài việc ủy quyền cho người khác, thì bản thân người này cũng bị ràng buộc bởi quy định, điều lệ, cơ cấu…của doanh nghiệp đó (cấp trên/cấp dưới), để điều hành hoạt động nội bộ. Với GUQ đó để giao dịch dân sự ra bên ngoài thì có rất nhiều hạn chế với các đối tác, đặc biệt việc ký kết các hợp đồng kinh tế.