Chào bạn
Theo quy định của Nghị định 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2013 và Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH, nếu có sự thay đổi về địa điểm làm việc sẽ phải cấp lại giấy phép lao động cho người lao động.
”Điều 7. Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động
1. Giấy phép lao động bị mất, bị hỏng.
2. Thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động đã cấp: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số hộ chiếu; địa điểm làm việc.
Địa điểm làm việc ghi trên giấy phép lao động là địa chỉ nơi người lao động nước ngoài làm việc. Thay đổi địa chỉ làm việc ghi trên giấy phép lao động là việc người lao động nước ngoài được cử, điều động hoặc biệt phái đến làm việc toàn bộ thời gian tại chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc cơ sở khác của người sử dụng lao động tại cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.”
= > Phải cấp lại giấy phép lao động, bên bạn vẫn làm hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động bao gồm:
+ Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
+ 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
+ Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật và giấy phép lao động đã được cấp (trừ trường hợp bị mất);
- Văn bản của phía nước ngoài cử người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
Các giấy tờ trên là 01 bản chính hoặc 01 bản sao, nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
= > Giấy phép lao động đang còn thời hạn, thị thực đang còn thời hạn thì không phải xuất cảnh.
Tư vấn thủ tục đầu tư dự án, thành lập doanh nghiệp tại Hà nội, Ninh Bình. Tư vấn thủ tục mua bán nhà đất.
Cung cấp thông tin doanh nghiệp
Mobile: 0983973514 Email: hanoilegal@gmail.com