- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật ký
- Dự thảo Điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của chủ sở hữu công ty và người đại diện theo pháp luật
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của chủ sở hữu công ty là cá nhân có quốc tịch Việt Nam: CMND hoặc hộ chiếu;
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề
- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);
- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).
- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ
* Nơi tiếp nhận: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc TW
* Thủ tục:
- Doanh nghiệp soạn thảo 01 bộ hồ sơ đầy đủ, chính xác như đã nêu ở trên
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại phòng ĐKKD
- Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp trong hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Lệ phí: 200.000 đồng/lần cấp
* Thành phần hồ sơ: theo quy định tại Thông tư Số: 26/2012/TT-BYT quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của bộ y tế thì để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở cần chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo Mẫu 1 được ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
a) Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
b) Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
4. Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
a) Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);
b) Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).
5. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:
a) Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);
b) Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).
* Nơi tiếp nhận: Tùy theo quy mô, mà cơ sở tiến hành nộp hồ sơ xin giấy phép tại cục An toàn thực phẩm hoặc chi cục an toàn thực phẩm. Tuy nhiên nếu cơ sở kinh doanh nước khoáng tinh khiết của bạn không có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu sản phẩm) thì hồ sơ sẽ nộp tại Chi cụ An toàn vệ sinh thực phẩm của Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
* Thủ tục cấp giấy chứng nhận quy định tại điều 5, thông tư 26/2012/TT-BYT:
"Điều 5. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm xét hồ sơ, thẩm định cơ sở và cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận như sau:
1. Thẩm xét hồ sơ:
a) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ;
b) Nếu quá 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hồ sơ không hợp lệ nếu cơ sở không có phản hồi hay bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận sẽ huỷ hồ sơ.
2. Thẩm định cơ sở:
a) Sau khi có kết quả thẩm xét hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định cơ sở trong vòng 10 ngày làm việc. Trường hợp uỷ quyền thẩm định cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền;
b) Đoàn thẩm định cơ sở:
- Đoàn thẩm định cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập;
- Đoàn thẩm định điều kiện cơ sở gồm từ 5 đến 9 người (đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ từ 3 đến 5 người) trong đó phải có ít nhất 2/3 số thành viên là cán bộ làm công tác chuyên môn về an toàn thực phẩm (có thể mời chuyên gia phù hợp chuyên môn tham gia đoàn thẩm định cơ sở).
- Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định cơ sở;
c) Nội dung thẩm định cơ sở:
Đối chiếu thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở theo quy định; thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định và ghi vào mẫu biên bản ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cấp Giấy chứng nhận:
a) Trường hợp cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo mùa vụ phải ghi rõ thời gian hoạt động trong Giấy chứng nhận;
b) Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện an toàn thực phẩm và phải chờ hoàn thiện phải ghi rõ nội dung và thời gian hoàn thiện nhưng không quá 60 ngày. Đoàn thẩm định tổ chức thẩm định lại khi cơ sở có văn bản xác nhận đã hoàn thiện đầy đủ các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm của đoàn thẩm định lần trước;
c) Trường hợp cơ sở không đạt yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận. Cơ sở phải nộp lại hồ sơ để được xem xét cấp Giấy chứng nhận theo quy định."
Ngoài ra, bạn cũng cần phải tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm, Giấy chứng nhận nước đầu ra, Giấy chứng nhận nước thành phẩm. Nếu cơ sở của bạn có nguồn nước đầu vào là nước giếng khoan thì bạn còn phải xin giấy phép khai thác nước ngầm do Sở tài nguyên môi trường cấp.
2. Vấn đề thứ hai, về cơ sở sản xuất
HIện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định cấm việc mở cơ sở sản xuất ở một nơi khác nơi đăng ký hộ khẩu. Do đó, bạn có thể thành lập công ty TNHH sản xuất nước uống ở tỉnh thành khác nơi bạn đăng ký hộ khẩu.
Khoản 2, điều 68, Luật bảo vệ môi trường 2014 có quy định:
"2. Cơ sở sản xuất hoặc kho tàng thuộc các trường hợp sau phải có khoảng cách bảo đảm không có tác động xấu đối với khu dân cư:
a) Có chất dễ cháy, dễ nổ;
b) Có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh;
c) Có chất độc hại đối với người và sinh vật;
d) Phát tán bụi, mùi, tiếng ồn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người;
đ) Gây ô nhiễm nguồn nước."
Như vậy, bạn có quyền mở cơ sở sản xuất nước uống đối với diện tích 150 m2 đất trong khu dân cư. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý để không vi phạm các quy tắc VSMT trong khu dân cư.
Trên đây là một số góp ý của tôi về vấn đề của bạn. Nếu còn thắc mắc cần trao đổi bạn có thể phản hồi bài viết hoặc liên hệ luật sư để được tư vấn.
Trân trọng!
Chuyên viên tư vấn Ninh Thị Hải Thanh.
BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP - ĐẦU TƯ | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM
M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com
Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.