Giấy nợ viết tay CÓ và KHÔNG CÓ giá trị pháp lý khi nào?

Chủ đề   RSS   
  • #560880 24/10/2020

    Giấy nợ viết tay CÓ và KHÔNG CÓ giá trị pháp lý khi nào?

    Giấy nợ viết tay

    Luật sư cho mình hỏi là Giấy nợ viết tay có đầy đủ thông tin tên, cmnd của người vay và có ký tên của người vay thì Giấy đó có giá trị pháp lý ko ạ

     
    8362 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lyhoa1958@gmail.com vì bài viết hữu ích
    admin (28/10/2020) ThanhLongLS (26/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #560932   26/10/2020

    LuatsuPhamThanhHuu
    LuatsuPhamThanhHuu
    Top 500
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2020
    Tổng số bài viết (285)
    Số điểm: 2359
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 414 lần


    Chào bạn,

    Về nguyên tắc giấy nợ đó có giá trị pháp lý, trừ trường hợp người viết giấy nợ bị ép buộc, đe dọa hoặc vì yếu tố vi phạm pháp luật khác mà họ phải miễn cưỡng viết (không tự nguyện viết)

    Luật sư Phạm Thanh Hữu, Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LuatsuPhamThanhHuu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/10/2020) lyhoa1958@gmail.com (26/10/2020)
  • #560947   26/10/2020

    hiesutran159
    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Thưa bạn, vấn đề của bạn được giải đáp như sau:

    Thứ nhất, hợp đồng vay tài sản có hiệu lực khi nào?

    Tại Mục 4 Chương XVI Bộ luật dân sự 2015 có các quy định về Hợp đồng vay tài sản, trong trường hợp của bạn chính là Giấy nợ viết tay mà bạn đề cập.

    Trong đó, Điều 463 quy định như sau:

    "Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

    Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."

    Như vậy,  pháp luật hiện hành không quy định bắt buộc về hình thức của hợp đồng vay tài sản, thỏa thuận vay tài sản có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản, … và đều có giá trị pháp lý. Do đó, giấy tờ nợ viết tay giữa bạn và bạn của bạn có giá trị pháp lý. Bên cạnh đó hợp đồng cho vay tài sản chỉ cần có sự thỏa thuận giữa các bên, và việc có đầy đủ thông tin, chứng minh nhân dân, ký tên mà bạn trình bày chính là bằng chứng chứng minh sự tồn tại của hợp đồng.

    Ngoài ra trong các quy định của Mục này, hợp đồng vay tài sản không nhất thiết phải công chứng, chứng thực.

    Giấy nợ viết tay có được xem là chứng cứ:

    Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định chứng cứ trong vụ việc dân sự được hiểu là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục.

    Nguồn chứng cứ bao gồm các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; vật chứng, lời khai của đương sự, văn bản công chứng chứng thực…

    Như vậy, giấy vay tiền viết tay có thể được coi là chứng cứ về việc vay tài sản.

    Thứ hai, hợp đồng vay tài sản không có hiệu lực khi nào?

    Hợp đồng không có hiệu lực khi không thỏa mãn các điều kiện tại Điều 117 BLDS:

    "Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

    1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

    b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

    c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội."

    Như vậy nếu việc thỏa thuận giữa bạn và người kia không vi phạm nguyên tắc nào trên đây, bạn không phải lo ngại về việc hợp đồng vay vô hiệu.

    Xin thông tin đến bạn

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    admin (28/10/2020) ThanhLongLS (26/10/2020) lyhoa1958@gmail.com (29/10/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Phạm Thanh Hữu, Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.