Giấy chứng nhận phần vốn góp phải có chữ ký của tất cả các thành viên công ty hợp danh?

Chủ đề   RSS   
  • #612165 30/05/2024

    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Giấy chứng nhận phần vốn góp phải có chữ ký của tất cả các thành viên công ty hợp danh?

    Giấy chứng nhận góp vốn có thể được hiểu đơn giản là giấy tờ xác nhận các thành viên của công ty đã thực hiện việc góp vốn đầy đủ, đúng cam kết, đúng thời hạn vào công ty theo quy định.

    Giấy chứng nhận phần vốn góp phải có chữ ký của tất cả các thành viên công ty hợp danh?

    Theo khoản 4 Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau:

    Tại thời điểm góp đủ số vốn đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

    - Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

    - Vốn điều lệ của công ty;

    - Tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; loại thành viên;

    - Giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên;

    - Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;

    - Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp;

    - Họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty.

    Theo đó, tại thời điểm góp đủ số vốn đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp và giấy chứng nhận này sẽ có các nội dung chủ yếu nêu trên, trong đó có họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty.

    Như vậy, trên giấy chứng nhận phần vốn góp chỉ có họ, tên, chữ ký của các thành viên hợp danh của công ty hợp danh chứ không phải tất cả thành viên của công ty.

    thanh-vien-hop-danh

    Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty không?

    Khoản 1 Điều 181 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về quyền của thành viên hợp danh, nhưng không có quy định về quyền rút vốn.

    Tuy nhiên tại khoản 2 Điều 185 có quy định thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.

    Thì có thể thấy rút vốn khỏi công ty cũng là một trong các quyền của thành viên hợp danh, tuy nhiên quyền này bị giới hạn bởi một số quy định khác có liên quan như là phải được Hội đồng thành viên chấp thuận chẳng hạn.

    Theo điểm d khoản 3 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định việc chấp thuận cho thành viên hợp danh rút khỏi công ty phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành.

    Thành viên hợp danh bị hạn chế thực hiện những quyền nào theo quy định?

    Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh như sau:

    - Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

    - Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

    - Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

     
    125 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận