Giật ví tiền của người yêu rồi đi rút tiền - Sẽ bị xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #543903 20/04/2020

    Giật ví tiền của người yêu rồi đi rút tiền - Sẽ bị xử lý như thế nào?

    Ví dụ: chị B là bồ của anh A. do bên ngoài anh A có những mối quan hệ với nhiều phụ nữ khác nên chị B và anh A xay ra tranh cãi và chi A đã giật chiếc ví đựng tiền của anh A, bên trong bóp có thẻ ATM và mật khẩu do anh A dứng tên chủ thẻ. ít ngày sau chị B ra trụ ATM rút số tiền 20tr. ngay sau khỉ thực hiện giao dịch thành công thì điện thoại anh A tin nhắn tk báo về. sau đó anh A đến cơ quan công an trình báo. hỏi chị B sẽ bị xử lý như thế nào.

     
    1454 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Duoc0972177358 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/04/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #544965   30/04/2020

    Trường hợp này thông thường 2 người sẽ hòa giải với nhau. Nếu A không đồng ý thì B có thể bị truy cứu theo điều 175 BLHS 2015:

    Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    e) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

     

    Hành vi của B có liên quan đến các tôi khác của BLHS như cướp, cướp giật tài sản nhưng khi xem xét thì hợp lý nhất thì có thể truy tố là tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Bởi vì B có được sự tín nhiệm của A nên mới A mới giao cho B thẻ ATM cá nhân cùng mật khẩu, còn hành động giật ví tiền của A khó có thể coi là hành vi cướp của A.

     
    Báo quản trị |  
  • #544970   30/04/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1358)
    Số điểm: 11337
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 200 lần


    Trường hợp này dù anh A và chị B là người yêu của nhau nhưng ví tiền, thẻ, tiền trong tài khoản là tài sản của riêng anh A, đây là không phải tài sản của chị B, chị B không được phép giật ví và rút tiền tron tài khoản của anh A mà chưa có sự đồng ý của anh ấy. Tùy vào hành vi mà chị B có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Thứ nhất, giật ví tiền hành vi này có thể bị truy cứu về tội cướp giật tài sản theo Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

    “Điều 171. Tội cướp giật tài sản

    1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
    …”

    Nếu anh A tố giác về hành vi giật tài sản của chị B.

    Thứ hai, hành vi tự ý rút tiền trong tài khoản của người khác sẽ bị xử phạt hành chính về tội sử dụng trái phép tài sản của người khác theo Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP theo đó chị B sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

    Bởi vì với số tiền bị rút giá trị chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 177 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

    Trên đây là quan điểm của mình, chỉ mang tính tham khảo. Đối với hành vi của chị B mình không cho rằng sẽ bị truy cứu theo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bởi vì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản phải dựa trên cơ sở vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng. Việc chị B có được ví tiền của anh A không nằm trong các trường hợp được liệt kê tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

     

     

     

     
    Báo quản trị |