Giáo sư, Phó Giáo sư cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung nào? Được hưởng quyền lợi gì?

Chủ đề   RSS   
  • #616423 16/09/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 26668
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 550 lần


    Giáo sư, Phó Giáo sư cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung nào? Được hưởng quyền lợi gì?

    Hiện nay, chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư cần đáp ứng được những tiêu chuẩn chung nào? Người đạt chức danh này được hưởng những quyền lợi gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

    Xem thêm: Danh sách ứng viên được đề nghị công nhận đạt chuẩn Giáo sư, Phó Giáo sư mới nhất 2024

    (1) Giáo sư, Phó Giáo sư cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung nào?

    Căn cứ Điều 4 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg có quy định về tiêu chuẩn chung của chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư hiện nay như sau:

    - Không vi phạm đạo đức nhà giáo, không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên hoặc thi hành án hình sự; trung thực, khách quan trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động chuyên môn khác.

    - Thời gian làm nhiệm vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên:

    + Có đủ thời gian làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg đối với chức danh giáo sư; khoản 2 và 3 Điều 6 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg đối với chức danh phó giáo sư.

    + Thời gian giảng viên làm chuyên gia giáo dục tại cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài được tính là thời gian đào tạo từ trình độ đại học trở lên nếu có công hàm hoặc hợp đồng mời giảng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, trong đó ghi rõ nội dung công việc, thời gian giảng dạy hoặc có quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cử đi làm chuyên gia giáo dục ở nước ngoài.

    + Giảng viên đã có trên 10 năm liên tục làm nhiệm vụ đào tạo từ trình độ đại học trở lên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ mà trong 03 năm cuối có thời gian không quá 12 tháng đi thực tập, tu nghiệp nâng cao trình độ thì thời gian này không tính là gián đoạn của 03 năm cuối.

    - Hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực hiện đủ số giờ chuẩn giảng dạy theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong đó có ít nhất 1/2 số giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp trên lớp. Đối với giảng viên thỉnh giảng phải thực hiện ít nhất 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy quy định tại khoản này.

    Người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học nhận xét, đánh giá bằng văn bản về các nhiệm vụ giao cho giảng viên, trong đó ghi rõ tên môn học, trình độ đào tạo, bồi dưỡng, mức độ hoàn thành khối lượng giảng dạy, hướng dẫn luận án, luận văn, đồ án hoặc khóa luận; về kết quả đào tạo và nghiên cứu của giảng viên.

    - Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

    - Có đủ số điểm công trình khoa học quy đổi tối thiểu theo quy định tại khoản 9 Điều 5 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg đối với chức danh giáo sư và khoản 8 Điều 6 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg đối với chức danh phó giáo sư.

    Theo đó, hiện nay, chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư yêu cầu đáp ứng những tiêu chuẩn chung như đã nêu trên.

    (2) Giáo sư, Phó Giáo sư được hưởng những quyền lợi gì?

    Hiện nay, đối với người đạt chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư sẽ được hưởng một số quyền lợi như sau:

    Kéo dài thời gian làm việc: Căn cứ Khoản 4 Điều 56 Luật Giáo dục đại học 2012 có quy định giảng viên có trình độ tiến sĩ, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư công tác trong cơ sở giáo dục đại học có thể kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc, đồng thời cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu

    Theo đó, tại Điều 5 Nghị định 50/2022/NĐ-CP có quy định chế độ, chính sách đối với viên chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn được xác định là viên chức nằm trong tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp được cấp có thẩm quyền giao và được hưởng chế độ lương theo hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ và chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, việc nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức không quá 5 năm (60 tháng), tính từ thời điểm viên chức đủ tuổi nghỉ hưu.

    Bổ nhiệm và xếp lương giảng viên là Giáo sư, Phó Giáo sư: Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT có nêu rõ, việc bổ nhiệm và xếp lương của viên chức giảng dạy có chức danh phó giáo sư, giáo sư được thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định 141/2013/NĐ-CPNghị định 117/2016/NĐ-CP.

    Mà tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 141/2013/NĐ-CP có quy định Hệ thống chức danh và tiêu chuẩn các chức danh giảng viên được làm căn cứ để xếp hạng chức danh nghề nghiệp và thực hiện các chế độ chính sách đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định tiêu chuẩn các chức danh giảng viên.

    Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 117/2016/NĐ-CP có bổ sung vào ghi chú của đối tượng áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP nêu rõ, đối với viên chức đang xếp lương ở chức danh giảng viên cao cấp được bổ nhiệm chức danh giáo sư thì được thực hiện xếp lương như sau:

    - Trường hợp chưa xếp bậc cuối cùng của chức danh giảng viên cao cấp thì được xếp lên 01 bậc trên liền kề từ ngày được bổ nhiệm chức danh giáo sư, thời gian xét nâng bậc lương lần sau kể từ ngày giữ bậc lương cũ.

    - Trường hợp đã xếp bậc cuối cùng của chức danh giảng viên cao cấp thì được cộng thêm 03 năm (36 tháng) để tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm chức danh giáo sư.

    Xét đặc cách bổ nhiệm:

    Cụ thể, tại Điều 6 Nghị định 40/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 27/2020/NĐ-CP có quy định, người đang giữ hạng chức danh khoa học, hạng chức danh công nghệ tại đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động khoa học và công nghệ, đáp ứng tiêu chuẩn của hạng chức danh cao hơn được xét đặc cách bổ nhiệm vào hạng chức danh khoa học, hạng chức danh công nghệ cao hơn không qua thi thăng hạng, không phụ thuộc vào năm công tác nếu trong thời gian giữ hạng chức danh tại thời điểm xét đặc cách thăng hạng được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.

    Bên cạnh đó, tại Điều 10 Nghị định 40/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung Nghị định 27/2020/NĐ-CP cũng có nêu rõ, trường hợp cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ có chức danh giáo sư, phó giáo sư trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ được bổ nhiệm đặc cách vào chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ hạng I.

    Đồng thời, còn được hưởng các chính sách, chế độ như người có chức danh tương đương trong cơ sở giáo dục đại học công lập nếu các chính sách, chế độ đó có lợi hơn.

    Có thể thấy, người đạt chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư sẽ được xét đặc cách bổ nhiệm vào hạng chức danh khoa học, hạng chức danh công nghệ cao hơn không qua thi thăng hạng mà không phụ thuộc vào năm công tác.

     
    159 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận