Giao quyền xử phạt và cưỡng chế hành chính cho cấp phó?

Chủ đề   RSS   
  • #522279 30/06/2019

    phungpham1973
    Top 150
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/01/2019
    Tổng số bài viết (549)
    Số điểm: 14940
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 141 lần


    Giao quyền xử phạt và cưỡng chế hành chính cho cấp phó?

    Chủ tịch UBND huyện có được ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBND huyện ký các quyết định xử lý vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế không?

     
    10670 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phungpham1973 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #522293   30/06/2019

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Về vấn đề bạn nêu, tại Điều 54 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

    "Điều 54. Giao quyền xử phạt

    1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38;...của Luật này có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

    2. Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.

    3. Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kỳ người nào khác."

    Như vậy, Chủ tịch UBND cấp huyện vẫn có thể giao quyền xử phạt vi phạm hành chính cho cấp phó của mình và thực hiện đúng quy định trên.

    * Về thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế: tại theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 87 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, chủ tịch UBND huyện có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và theo quy định tại Khoản 2 Điều này thì:

    "2. Người có thẩm quyền cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền tiếp cho bất kì cá nhân nào khác."

    => Việc giao quyền cho cấp phó ra quyết định cưỡng chế phải thực hiện theo đúng quy định trên bạn nhé.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn minhpham1995 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/07/2019) Xmen-8711 (14/08/2019)
  • #539472   27/02/2020

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Nội dung trên được quy định tại Điều 54 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Việc giao quyền xử phạt phải được thể hiện bằng văn bản, xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Đồng thời cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #539485   27/02/2020

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề thắc mắc của bạn, theo quan điểm cá nhân của mình thì:

    Căn cứ theo quy định của Điều 54 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

    "Điều 54. Giao quyền xử phạt

    1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 39; các khoản 2, 3 và 4 Điều 40; các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 41; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 43; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 44; các khoản 2, 3 và 4 Điều 45; các khoản 2, 3 và 4 Điều 46; Điều 47; khoản 3 và khoản 4 Điều 48; các khoản 2, 4 và 5 Điều 49; Điều 50 và Điều 51 của Luật này có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

    2. Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.

    3. Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kỳ người nào khác."

    Như vậy, Chủ tịch UBND cấp huyện vẫn có thể giao quyền xử phạt vi phạm hành chính cho cấp phó của mình và thực hiện đúng quy định trên.

    Việc ủy quyền/ giao quyền xử phạt phải được thực hiện bằng văn bản, xác định rõ phạm vi ủy quyền xử phạt, nội dung, thời hạn giao quyền. Đồng thời cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #555698   26/08/2020

    Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các chức danh được gọi tên, cùng với các chức danh quản lý thì chỉ áp dụng cho cấp trưởng. Cấp phó có vị trí quan trọng nhưng tuyệt đối không có thẩm quyền xử phạt. Để việc xử phạt diễn ra thuận lợi và linh hoạt, cần bảo đảm xử phạt kịp thời thì Luật Xử lý vi phạm hành chính đã có quy định việc giao quyền xử phạt của cấp trưởng cho cấp phó quy định tại Điều 54 (Giao quyền xử phạt), khoản 2 Điều 87 (Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính), khoản 2 Điều 123 (Tạm giữ người theo thủ tục hành chính). Quy định tại Điều 54 Luật Xử lí vi phạm hành chính 2012:

    "1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 39; các khoản 2, 3 và 4 Điều 40; các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 41; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 43; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 44; các khoản 2, 3 và 4 Điều 45; các khoản 2, 3 và 4 Điều 46; Điều 47; khoản 3 và khoản 4 Điều 48; các khoản 2, 4 và 5 Điều 49; Điều 50 và Điều 51 của Luật này có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

     2. Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.

     3. Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kỳ người nào khác."

    Việc giao quyền hay ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính đem lại ý nghĩa, vai trò to lớn trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; là việc thường xuyên xảy ra trong thực tế. Cần sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung thêm các quy định pháp luật nhằm phá vỡ những khó khăn, rắc rối và tạo cơ sở pháp lý chung, áp dụng thống nhất công tác xử phạt vi phạm hành chính; cùng với đó góp phần nâng cao về mặt chất lượng, mang hiệu quả cho công tác quản lý, công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

     
     
    Báo quản trị |