Giao kết hợp đồng có trái luật không?

Chủ đề   RSS   
  • #508580 27/11/2018

    Giao kết hợp đồng có trái luật không?

    Thưa Luật sư!

    Em có một thắc mắc thế này muốn hỏi Luật sư, mong luật sư giải đáp cho em thắc mắc này với. Em chân thành cảm ơn.

    Em được biết là hiện tại theo Điều 22 Bộ luật lao động 2012 thì có 03 loại hợp đồng là hợp đồng không xác định thời hạn; xác định thời hạn và hợp đồng mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

    Và khi doanh nghiệp ký kết hợp đồng xác định thời hạn hoặc mùa vụ thì khi đến hạn kết thúc hợp đồng thì doanh nghiệp có thể ký thêm 01 lần với người lao động là hợp đồng không xác định thời hạn và sau đó là phải ký hợp đồng không xác định thời hạn.

    Tuy nhiên thực tế em biết có nhiều doanh nghiệp không muốn ký hợp đồng không xác định thời hạn với người lao động nên sử dụng cách: "buộc người lao động viết đơn xin nghỉ việc và sau đó ký lại với người lao động đó hợp đồng xác định thời hạn"

    Liệu rằng việc làm đó của doanh nghiệp có trái với quy định pháp luật hay không? và người lao động trong trường hợp này có bất lợi gì về lợi ích hay không?

    Mong luật sư cho em ý kiến giải đáp,

    Chân thành cảm ơn.

    Trân trọng!

     
    2658 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongduongcute vì bài viết hữu ích
    nguyentrinh1996 (27/11/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #508586   27/11/2018

    Không rõ doanh nghiệp “buộc người lao động viết đơn xin nghỉ việc” là buộc như thế nào và bằng cách nào vậy bạn? Trường hợp người lao động vi phạm nội quy lao động mà hành vi này bị xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải thì mới bị cho thôi việc. Hoặc là, doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 Bộ luật lao động 2012.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #508596   27/11/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Theo mình thì không có trường hợp người sử dụng lao động buộc người lao động viết đơn nghỉ việc rồi ký lại hợp đồng khác. Điều này vi phạm pháp luật về lao động. Với hợp đồng theo mùa vụ thì nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng thì người sử dụng lao động phải báo cho người lao động ít nhất 3 ngày. Với vốn kiến thức hẹp về hợp đồng thì khi người lao động đi xin việc thì thường bị phía công ty áp đặt. Khi mọi chuyện đã rồi thì không còn giải quyết được nữa. vậy khi chuẩn bị đi xin việc mà quan trọng hơn là đặt bút ký hợp đồng làm việc người lao động nên xem xét kỹ hợp đồng trước khi ký. 

     
    Báo quản trị |  
  • #508605   28/11/2018

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (544)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần


    Chào bạn! Tôi có ý kiến để bạn có thể tham khảo như sau:

    Thứ nhất:

    Và khi doanh nghiệp ký kết hợp đồng xác định thời hạn hoặc mùa vụ thì khi đến hạn kết thúc hợp đồng thì doanh nghiệp có thể ký thêm 01 lần với người lao động là hợp đồng không xác định thời hạn và sau đó là phải ký hợp đồng không xác định thời hạn.

    Ở đây có hai loại hợp đồng và hậu quả pháp lý khi hết thời hạn là khác nhau nhe bạn.

    - Đối với hợp đồng xác định thời hạn khoảng từ đủ 12 đến dưới 36 tháng, khi hết thời hạn, người lao động vẫn còn làm việc mà không thỏa thuận ký tiếp thì hợp đồng thời hạn khoảng từ đủ 12 đến dưới 36 tháng sẽ mặc nhiên trở thành hợp đồng không xác định thời hạn. Nếu người lao động không đi làm và hai bên không ký tiếp thì không phát sinh quyền, nghĩa vụ.

    - Đối với hợp đồng mua vụ hoặc vụ việc có thời hạn dưới 12 tháng, khi hết hạn, người lao động vẫn còn làm việc mà không thỏa thuận ký tiếp thì hợp đồng mùa vụ hoặc vụ việc dưới 12 tháng sẽ mặc nhiên trở thành hợp đồng mùa vụ hoặc vụ việc dưới 24 tháng. Nếu người lao động không đi làm và ha bên không ký tiếp thì không phát sinh quyền, nghĩa vụ.

    Thứ hai:

    Tuy nhiên thực tế em biết có nhiều doanh nghiệp không muốn ký hợp đồng không xác định thời hạn với người lao động nên sử dụng cách: "buộc người lao động viết đơn xin nghỉ việc và sau đó ký lại với người lao động đó hợp đồng xác định thời hạn"

    Bạn đã nghe ai nói như vậy? 

    Không có doanh nghiệp nào như vậy cả, thật sự thì họ cũng sợ, vì khi ký hợp đồng không xác định thời hạn thì khi muốn cho người cũ nghỉ để tuyển người mới cũng sẽ khó khi người cũ không vi phạm và cũng làm việc ổn định.

    Nhưng không có vụ khi hết thời hạn hợp đồng thời hạn khoảng 12 đến dưới 36 tháng; hợp đồng mùa vụ hoặc vụ việc dưới 12 tháng thì người sử dụng lao động dùng cách gì đó để buộc người lao động viết đơn xin nghỉ để ký tiếp hợp đồng như trên. 

    Thực tế, thì khi hết thời hạn, người sử dụng lao động có quyền ký hoặc không ký tiếp, nếu thấy người lao động tích cực, siêng năng, nói chung là tốt, thì người sử dụng lao động nào mà không muốn ký tiếp (nếu họ sợ khó tuyển người mới thì có quyền đưa ra những điều khoản chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật nhưng cũng có lợi cho mình).

     Thứ ba:

    Liệu rằng việc làm đó của doanh nghiệp có trái với quy định pháp luật hay không? và người lao động trong trường hợp này có bất lợi gì về lợi ích hay không?

    Nếu thật sự người sử dụng lao động làm như vậy, thì đây là hành vi trái pháp luật và sẽ rất bất lợi cho người lao động. Vì người lao động sẽ không được hưởng BHXH liên tục, không có thâm niên dẫn đến sẽ không được đãi ngộ trong doanh nghiệp.

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lawyerinthefuture vì bài viết hữu ích
    duongduongcute (28/11/2018)
  • #508717   28/11/2018

    Không phải doanh nghiệp sa thải người lao động mà muốn người lao động tự viết đơn thôi việc và ký lại hợp đồng xác định thời hạn với họ. Có thể doanh nghiệp tự thoar thuận với người lao động. Nên mình không biết doanh nghiệp làm vậy (tránh phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn) có vi phạm pháp luật lao động không? Nếu có thì có biện pháp nào xử lý về hành vi này không?

     
    Báo quản trị |  
  • #508718   28/11/2018

    Đã có trường hợp này rồi nha bạn, công ty của một người bạn mình. Người đó làm việc hơn 3 năm và có thể được ký hợp đồng không xác định thời hạn nhưng phía công ty muốn dùng cách đó để người lao động chỉ ký hợp đồng xác định thời hạn thôi. Theo quan điểm của mình thì hành vi này không trái luật do người lao động đã chấp nhận thỏa thuận đó và viết đơn xin thôi việc (đã chấm dứt mối quan hệ lao động giữa người lao động với doanh nghiệp) khi ký kết lại thì là một quan hệ mới nên do đó có thể ký hợp đồng xác định thời hạn. Không biết quan điểm bạn thế nào Hì

     
    Báo quản trị |  
  • #508721   28/11/2018

    BHXH liên tục hay không mình nhớ là trong một khoản thời gian nhất định mà bạn (nhớ không làm là 30 ngày). Như vậy trong thời gian đó, doanh nghiệp có thể ký hợp đồng lao động mới với người lao động thì họ vẫn đảm bảo quyền lợi về BHXH. Trường hợp này là có thực tế nhé (công ty của một người bạn mình làm, mình xin giấu tên công ty).  Công ty không ép mà là họ dùng cách nào để người lao động tự nguyện viết đơn thôi việc và họ ký lại hợp đồng lao động mới. Theo quan điểm của mình thì đây là lỗ hỏng của BLLĐ hiện hành nên hành vi này của doanh nghiệp mặc nhiên không xem là vi phạm pháp luật lao động? Vấn đề mình muốn hỏi ở đây nữa là hợp đồng không xác định thời hạn có quyền lợi gì hơn hợp đồng xác định thời hạn mà doanh nghiệp cố tình không muốn ký hợp đồng không xác định thời hạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #508724   28/11/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    Bạn duongduongcute nói đúng rồi đó.

    Xét về hình thức, khi hai bên đã tuân thủ đúng các thủ tục chấm dứt HĐLĐ thì chẳng có gì sai cả. Do không sai nên không có hình thức xử lý nào hết.

    Xét về bản chất, NLĐ tương đối bị thiệt thòi trong trường hợp này. Tuy nhiên do họ đồng ý với NSDLĐ cho nên họ thiệt thì cũng ráng mà chịu thôi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    duongduongcute (29/11/2018)
  • #508726   28/11/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    Khi hợp đồng không xác định thời hạn, DN không có nhiều cách để chấm dứt HĐLĐ một cách hợp pháp ngoài cách thương lượng, trong khi NLĐ lại rất dễ để nghỉ khi chỉ cần báo trước 45 ngày và không cần bất cứ lý do nào.

    Do vậy một số doanh nghiệp không muốn ký hợp đồng không xác định thời hạn để khi cần họ có thể cho nhân viên nghỉ (những người hết hợp đồng)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    duongduongcute (29/11/2018)
  • #508926   30/11/2018

    Vậy bàn cũng đồng quan điểm với mình là doanh nghiệp không có vi phạm về pháp luật lao động đúng không? bởi có làm trái luật đâu mà vi phạm, đó là thỏa thuận đôi bên (có thể chỉ mang tính chất) nhưng pháp luật có quy định đâu (pháp luật không cấm thì có quyền làm), thiệt hại là ở người lao động. Cho nên mọi người đi làm phải biết chút ít về kiến thức pháp luật lao động.

     
    Báo quản trị |