Thằng Nam đi học về, bực bội quăng cặp xuống ghế. Chị Hoa thấy thế liền la:
- Con làm gì vậy hả?
Nam ức chế xả luôn:
- Hôm nay con thi văn ở trường, làm chả được gì cả. Không chừng điểm dưới trung bình.
Chị Hoa bật người ra khỏi ghế:
- Sao lại như thế? Học hành kiểu vậy đó hả? Suốt ngày ngồi cắm đầu vài cái vi tính và điện thoại,…
Cùng lúc đó, anh Hải đi làm về, nghe hai mẹ con đang to tiếng thì cắt ngang:
- Này, có chuyện gì mà hai mẹ con um sùm vậy.
Chị Hoa sẵn dịp than thở:
- Anh coi, tốn tiền cho nó học thêm học bớt mà giờ nó bảo thi không được, coi có tức không cớ chứ.
- Nhưng do đề bài quá khó, đâu phải do con. – thằng Nam thanh minh
- Được rồi, đưa bố xem nào.
Anh Hải đọc đề thi. Vừa đọc, anh vừa lấy tay quẹt mồ hôi. Đây là đề thi văn 90’ cho lớp 9 à? Đến anh là giáo viên Văn còn phải rùng mình.
- Cái này thì đúng là khó thật. – Thằng Nam chưa kịp đắc ý thì anh nói tiếp – nhưng không tới mức dưới trung bình.
Rồi anh bảo:
- Người ra đề cứ thích cho những thứ cao siêu. Học sinh thì đi học thêm đến tối mịt, trong khi những kĩ năng xã hội chả biết gì hết… - anh thở dài – Đề ra quy định: “Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất, tính thực tiễn, tính hợp lý”* nhưng chả thấy thực tiễn và hợp lý ở đâu cả. Còn học sinh bây giờ cách học cũng có vấn đề. Học qua loa, học vẹt mà không đọng lại gì trong đầu. Chẳng hiểu rồi giáo dục sẽ ra sao nữa.
* Khoản 2 Điều 6 Luật Giáo dục sửa đổi 2009