Giao dịch dân sự có được thực hiện qua lời nói hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #587950 22/07/2022

    Giao dịch dân sự có được thực hiện qua lời nói hay không?

    Theo khoản 1 Điều 119 của Bộ Luật Dân sự thì việc giao dịch dân sự sẽ được thực hiện bằng lời nói.

    Một giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện tại khoản 1 Điều 117 của Bộ Luật Dân sự năm 2015:

    Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

    1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

    b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

    c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    Như vậy, trong trường hợp bạn đã đồng ý với các thỏa thuận trên bằng lời nói thì hợp đồng đó được xác lập ngay tại thời điểm đó và bạn phải làm theo các nội dung đã được giao dịch trước đó chứ không nhất thiết hợp đồng phải là một văn bản cụ thể.

    Tuy nhiên, nếu giao dịch dân sự không có một trong những điều kiện tại Điều 117 thì nó được xem là giao dịch dân sự vô hiệu. Giao dịch dân sự vô hiệu được chia ra nhiều trường hợp khác nhau như bị đe dọa, nhầm lẫn, giả tạo,…(theo Điều 123 đến Điều 130 của Bộ Luật Dân sự)

    Và hậu quả pháp lý của một giao dịch dân sự vô hiệu đã được quy định tại Điều 131 của Bộ Luật này:

    Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

    1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

    2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

    Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

    3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

    4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

     
    1117 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trinhthibaongan vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/07/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #588041   24/07/2022

    lvkhngoc
    lvkhngoc
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:10/07/2022
    Tổng số bài viết (446)
    Số điểm: 4249
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 84 lần


    Giao dịch dân sự có được thực hiện qua lời nói hay không?

    Cám ơn bài viết của bạn. 

    Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật dân sự 2015, các hình thức của giao dịch dân sự bao gồm:

    - Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

    - Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

    - Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

    Theo đó, giao dịch dân sự có được thể hiện bằng lời nói và phải đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 thì giao dịch dân sự mới có hiệu lực.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #588050   24/07/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Giao dịch dân sự có được thực hiện qua lời nói hay không?

    Cám ơn thông tin chia sẻ của tác giả. Mặc dù, theo các quy định tại Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 thì pháp luật không cấm các bên thực hiện các hoạt động, các giao dịch thông qua lời nói, nhưng trên thực tế qua quá trình làm việc thì tôi thiết nghĩ các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là các trường hợp anh em, hàng xóm thân thiết khi tiến hành giao dịch dân sự vẫn nên có một văn bản về việc giao dịch để phòng trường hợp các bên nếu có phát sinh tranh chấp thì văn bản chính là thứ để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên được tối ưu nhất.

     

     
    Báo quản trị |