Giáng chức là gì? Sự khác nhau giữa giáng chức và cách chức?

Chủ đề   RSS   
  • #613127 21/06/2024

    lamtuyet9366
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (265)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 142 lần


    Giáng chức là gì? Sự khác nhau giữa giáng chức và cách chức?

    Giáng chức và cách chức là hai hình thức kỷ luật được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật. Vậy giáng chức là gì? Sự khác nhau giữa giáng chức và cách chức

    Giáng chức và cách chức là hai trong số các hình thức kỷ luật nhằm duy trì kỷ cương trong cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, bản chất và hậu quả pháp lý của chúng lại có sự khác biệt rõ rệt, không ít người vẫn còn mơ hồ về khái niệm và sự khác biệt của hai hình thức này.

    (1) Giáng chức là gì? Điểm giống nhau của giáng chức và cách chức?

    Giáng chức và cách chức là hai trong số các hình thức kỷ luật cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. 

    Căn cứ khoản 8 và khoản 9 Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về giải thích từ ngữ như sau:

    - Giáng chức là việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn.

    - Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

    Điểm giống nhau của giáng chức và cách chức

    - Cả hai đều là hình thức kỷ luật áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức.

    - Đều được quyết định bởi cấp trên có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức.

    - Đều có căn cứ pháp luật rõ ràng, cụ thể trong Luật Cán bộ, Công chức 2008.

    Mặc dù giáng chức và cách chức có điểm tương đồng. Tuy nhiên, về bản chất và hậu quả của 2 thuật ngữ này là khác nhau. Dưới đây là sự khác nhau giữa giáng chức và cách chức:

     

    (2) Sự khác nhau giữa giáng chức và cách chức

     

    Giáng chức

    Cách chức

    Căn cứ pháp lý

    Luật cán bộ, công chức 2008 

    Bản chất

    Hạ bậc chức vụ của cán bộ, công chức, viên chức. 

    Không thể tiếp tục giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

    Điều kiện áp dụng

    Vi phạm kỷ luật nhưng chưa đến mức phải cách chức. 

    Vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến cơ quan, tổ chức.

    Đối tượng áp dụng

    Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

    Cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

    Cách xử lý

    Bị hạ xuống chức vụ thấp hơn

    Không được tiếp tục giữ chức vụ

    Mức độ nghiêm trọng

    Nhẹ hơn

    Nghiêm trọng hơn.        Hình thức kỷ luật cao hơn giáng chức.

    Trường hợp áp dụng

    Căn cứ vào Điều 11  Nghị định 112/2020/NĐ-CP:

    -Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9  mà tái phạm.

    -Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 .

    -Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8.

    Căn cứ vào Điều 12  Nghị định 112/2020/NĐ-CP:

    -Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức theo quy định tại Điều 11 mà tái phạm hoặc cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 mà tái phạm.

    - Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3  Điều 9.

    -Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.

    -Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.

    Hậu quả

    Bị hạ bậc chức vụ thấp hơn vị trí đang được bổ nhiệm.

     Nếu không còn chức vụ lãnh đạo, quản lý thấp hơn chức vụ đang giữ thì giáng chức xuống không còn chức vụ.

    Không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

    Ví dụ

    Ông Nguyễn Văn A đang giữ chức vụ Trưởng phòng Kế hoạch của một cơ quan nhà nước. Trong quá trình công tác, ông A bị phát hiện vi phạm các quy định về quản lý tài chính, gây thiệt hại cho cơ quan. Sau khi tiến hành điều tra và họp hội đồng kỷ luật, cơ quan quyết định giáng chức ông A xuống làm Phó Trưởng phòng Kế hoạch.

    Bà Trần Thị B đang giữ chức vụ Giám đốc Sở Y tế của một tỉnh. Trong quá trình điều hành, bà B có hành vi lạm dụng quyền lực, nhận hối lộ từ các nhà thầu để ưu tiên cho họ trúng thầu các dự án y tế. Sau khi sự việc bị phát hiện và qua quá trình điều tra, cơ quan có thẩm quyền quyết định cách chức bà B khỏi vị trí Giám đốc Sở Y tế.

    Xem và tải bảng Sự khác nhau giữa giáng chức và cách chức:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/21/bang-so-sanh-giang-chuc-va-cach-chuc.docx

    (3) Công chức đã bị cách chức có được xem xét bổ nhiệm lại không?

    Theo Điều 82 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định như sau:

    - Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

    - Cán bộ, công chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; hết thời hạn này, nếu cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

    - Cán bộ, công chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng ngạch, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc.

    - Cán bộ, công chức bị kỷ luật cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý.

    Như vậy, công chức bị cách chức  thì không được bổ nhiệm trong thời gian 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực. Tuy nhiên, khi hết thời gian này, nếu cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục bổ nhiệm theo quy định pháp luật. Ngoài ra, công chức bị kỷ luật cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý.

    Tóm lại, trên đây là sự khác nhau giữa giáng chức và cách chức. Giáng chức và cách chức là hai trong số các hình thức kỷ luật đối với các bộ, công chức,viên chức. Thế nhưng, bản chất và hậu quả pháp lý của chúng lại có sự khác biệt rõ rệt. 

    Ngoài ra, công chức khi bị cách chức sau khi quyết định kỷ luật hết hiệu lực nếu cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục bổ nhiệm theo quy định pháp luật.

     
    1095 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamtuyet9366 vì bài viết hữu ích
    admin (28/08/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận