GIAN LẬN XĂNG DẦU BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Chủ đề   RSS   
  • #468044 18/09/2017

    GIAN LẬN XĂNG DẦU BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

    Trong thời gian qua, tình trạng bán xăng dầu gian lận có phần yên ắng, tuy nhiên thực tế vẫn xảy ra không ít. Các cây xăng sử dụng mánh khóe, đồng hồ đo sai để bán thiếu xăng cho khách hàng, gây ức chế cho dư luận. Vậy, khi một cây xăng có hành vi kinh doanh gian dối thì cây xăng đó sẽ bị xử lý như thế nào?

    1. Xử lý hành chính:

    a. Đối với việc sửa chữa phương tiện đo xăng dầu:

    Đồng hồ đo trên cây xăng dầu là phương tiện đo nhóm 2 theo căn cứ tại khoản 2 Điều 16 Luật Đo lường 2011.

    2. Phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác (sau đây gọi là phương tiện đo nhóm 2) thuộc Danh mục phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.

    Do đó, Nghị định 80/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi sửa chữa, thay thế cấu trúc của phương tiện đo nhóm 2 như sau:

    Điều 8. Vi phạm trong sửa chữa phương tiện đo

    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm định phương tiện đo nhóm 2 đã sửa chữa trước khi đưa vào sử dụng.

    3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Sửa chữa phương tiện đo nhóm 2 không đúng mẫu phương tiện đo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

    b) Thay thế cấu trúc của phương tiện đo nhưng chưa làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo hoặc chưa sai lệch phương tiện đo.

    4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cố tình tác động hoặc thay thế cấu trúc của phương tiện đo làm sai lệch phương tiện đo hoặc làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo.

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.

    b. Đối với việc cân đo sai lệch:

    Nếu không có hành vi sửa chữa, thay thế phương tiện đo mà chỉ hành vi đo sai thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 14 Nghị định 80/2013/NĐ-CP như sau:

    Điều 14. Vi phạm về đo lường đối với phép đo nhóm 2

    2. Mức phạt tiền đối với vi phạm về phép đo trong mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà lượng của hàng hóa, dịch vụ đó có sai lệch vượt quá giới hạn sai số cho phép theo yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với phép đo do tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan có thẩm quyền quy định để thu lợi bất hợp pháp như sau:

    a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được đến 10.000.000 đồng;

    b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

    c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

    d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

    đ) Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;

    e) Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;

    g) Phạt tiền từ 03 lần đến 04 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

    h) Phạt tiền từ 04 lần đến 05 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 500.000.000 đồng.

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được đối với vi phạm quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều này.

     

    b. Đối với hành vi kinh doanh xăng dầu kém chất lượng:

    Có nhiều cơ sở kinh doanh xăng dầu có hành pha tạp chất vào xăng dầu để thu lợi nhuận bất chính. Những hành vi đó đã vi phạm quy định về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và sẽ bị xử phạt theo Điều 20 Nghị định 80/2013/NĐ-CP:

    Điều 20. Vi phạm về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

    1. Áp dụng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này để xử phạt các hành vi vi phạm về hợp chuẩn trong hoạt động bán buôn, bán lẻ hàng hóa lưu thông trên thị trường.

    2. Áp dụng quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định này để xử phạt các hành vi vi phạm về hợp quy trong hoạt động bán buôn, bán lẻ hàng hóa lưu thông trên thị trường.

    3. Áp dụng các quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động thương mại để xử phạt các hành vi về sản xuất, kinh doanh hàng giả.

    Áp dụng quy định tại Khoản 5 Điều 26 Nghị định này để xử phạt hành vi gian lận về thời hạn sử dụng của hàng hóa trên nhãn hàng hóa.

    4. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa nhưng không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định.

    5. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với hành vi bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.

    6. Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với hành vi thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn công bố áp dụng.

    7. Phạt tiền từ 03 lần đến 05 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

    b) Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

    8. Hình thức xử phạt bổ sung:

    a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp từ 01 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này;

    b) Tịch thu để tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo an toàn sử dụng cho người, vật nuôi, cây trồng, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường đối với vi phạm quy định từ Khoản 5 đến Khoản 7 Điều này khi không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 9 Điều này.

    9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều này.

     

    2. Xử lý hình sự:

    Không chỉ bị xử lý hành chính, hành vi gian lận trong kinh doanh xăng dầu trong nhiều trường hợp còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 198 Bộ luật hình sự 2015 nếu đáp ứng đầy đủ các quy định của Luật:

    Điều 198. Tội lừa dối khách hàng

    1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     

    3. Khách hàng nên làm gì?

    Khi bị gian lận khi đổ xăng các cây xăng, khách hàng có thể theo quy định tại Điều 8 Luật bảo vệ người tiêu dùng, để bảo vệ quyền lợi của mình thông qua những cách sau:

    - Khiếu nại trực tiếp với nhân viên bán xăng, người quản lý, chủ đại lý phân phối xăng và yêu cầu bồi thường thiệt hại số lượng xăng bị thiếu.

    - Khiếu nại, tố cáo hành vi gian lận và yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi có đại lý bán xăng gian lận đó giải quyết.

    - Khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện đại lý bán xăng gian lận ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đại lý bán xăng đó để bảo vệ quyền lợi của mình.

    - Tố cáo đến cơ quan Công an hành vi gian lận của nhân viên bán xăng, người quản lý, chủ đại lý phân phối xăng trong trường hợp bị thiệt hại nghiêm trọng.

    Cập nhật bởi PhamCina ngày 18/09/2017 01:52:50 CH
     
    26215 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn PhamCina vì bài viết hữu ích
    hongphuong1993 (18/09/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #583093   27/04/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    GIAN LẬN XĂNG DẦU BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

    Trong thời gian qua, tình trạng bán xăng dầu gian lận có phần yên ắng, tuy nhiên thực tế vẫn xảy ra không ít. Các cây xăng sử dụng mánh khóe, đồng hồ đo sai để bán thiếu xăng cho khách hàng, gây ức chế cho dư luận, chỉ mong nhà nước siết chặt hơn, kiểm soát chặt hơn để quyền lợi người tiêu dùng được bảo đảm thêm

     
    Báo quản trị |  
  • #584898   31/05/2022

    Việc gian lận chưa bao giờ là điều đúng đắn. Đặc biệt là xăng dầu bởi đây là nguyên liệu mà gian lận không chỉ ảnh hưởng đến người có điều kiện mà ngay cả người khó khăn. Hiện hành, chi phí xăng đang có giá vô cùng nên càng phải có mức phạt thật nghiêm đối với hành vi thế này.

     
    Báo quản trị |  
  • #585249   12/06/2022

    GIAN LẬN XĂNG DẦU BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Hồi trước tình trạng gian lận xăng dầu này còn tràn lan. Nhưng thời đại công nghệ phát triển rồi, lỡ mà bị phát hiện thì tin tức tràn lan mạng xã hội. Bởi vậy, mấy doanh nghiệp gian lận cũng rén và giảm bớt lại rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #586928   30/06/2022

    yennhi.1
    yennhi.1

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:20/06/2022
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 280
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    GIAN LẬN XĂNG DẦU BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

    Với giá xăng cao như hiện tại mà các cửa hàng xăng dầu còn làm các việc gian dối, buôn bán thiếu như vậy thì không biết nói sao. Phải có các quy định phạt mạnh cho các trường hợp vi phạm của doanh nghiệp kinh doanh bán xăng như vậy.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #587260   01/07/2022

    leehuy97
    leehuy97
    Top 500
    Chồi

    Vietnam
    Tham gia:29/06/2022
    Tổng số bài viết (214)
    Số điểm: 1398
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 13 lần


    Cảm ơn thông tin về bài viết của bạn. Thực tế tình hình gian lận xăng dầu vẫn diễn ra mặc dù pháp luật có quy định về mức phạt và hình phạt cụ thể. Tuy nhiên vì lợi ích cá nhân của doanh nghiệp mà làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Vì vậy để giảm thiểu tình hình này các cơ quan ban ngành cần tăng cường kiểm tra rà soát xử lý nghiêm nhằm răn đe với những hành vi tương tự.

     
    Báo quản trị |