Gian lận trong hoạt động đào tạo có phải là hành vi mà giảng viên không được làm hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #605907 05/10/2023

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (435)
    Số điểm: 3330
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 52 lần


    Gian lận trong hoạt động đào tạo có phải là hành vi mà giảng viên không được làm hay không?

    Hiện nay, vấn đề đào tạo đại học đang gặp rất nhiều bất cập. Đặc biệt là những trường hợp giảng viên lạm dụng chức vụ của mình để gian lận trong học tập, thi cử. Vậy pháp luật quy định như thế nào về các hành vi mà giảng viên không được làm?

     

    Pháp luật quy định về nhiệm vụ và quyền của giảng viên?

    Căn cứ Điều 55 Luật Giáo dục đại học 2012, sửa đổi bổ sung bởi điểm a,b,c khoản 30 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có quy định về nhiệm vụ và quyền của giảng viên như sau:

    - Giảng dạy, phát triển chương trình đào tạo, thực hiện đầy đủ, bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo

    - Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo.

    - Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học

    - Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên.

    - Tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

    - Tham gia quản lý và giám sát cơ sở giáo dục đại học, tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác khác.

    - Độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học trên nguyên tắc phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội; được ký hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của cơ sở giáo dục đại học mà mình đang làm việc.

    - Được bổ nhiệm chức danh của giảng viên, được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

    - Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Như vậy, giảng viên khi hoạt động đào tạo sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định nêu trên.

    Nhà nước quy định như thế nào về chính sách của giảng viên?

    Căn cứ Điều 56 Luật Giáo dục đại học 2012 có quy định về chính sách của giảng viên:

    - Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.

    - Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tạo điều kiện về chỗ ở, được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

    - Nhà nước có chính sách điều động, biệt phái giảng viên làm việc tại cơ sở giáo dục đại học ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khuyến khích giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học ở vùng thuận lợi đến công tác tại các cơ sở giáo dục đại học ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện để giảng viên ở vùng này an tâm công tác.

    - Giảng viên có trình độ tiến sĩ, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư công tác trong cơ sở giáo dục đại học có thể kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc, đồng thời cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu.

    - Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể chính sách đối với giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học.

    Như vậy, để tạo điều kiện cho giảng viên hoạt động giáo dục, Nhà nước ban hành các chính sách nhằm nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giảng viên

    Gian lận trong hoạt động đào tạo có phải là hành vi mà giảng viên không được làm hay không?

    Căn cứ Điều 58 Luật Giáo dục đại học 2012 có quy định về các hành vi giảng viên không được làm như sau:

    - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học và người khác.

    - Gian lận trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học.

    - Lợi dụng danh hiệu nhà giáo và hoạt động giáo dục để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

    Theo đó, pháp luật quy định về các hành vi giảng viên không được làm, trong đó có hành vi gian lận trong hoạt động đào tạo. Vậy nên việc gian lận trong hoạt động đào tạo là hành vi mà giảng viên không được làm.

    Từ những căn cứ nêu trên, có thể thấy Nhà nước ta đang có những chính sách để phát triển hoạt động giáo dục đào tạo đại học nhằm phát triển, nâng cao hệ thống giáo dục của nước nhà.

     
     
    134 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận